Phạm Thế Dũng, Nguyễn Thị Thuận, Ngô Văn Ngọc
Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
Việc sử dụng các sản phẩm phân hữu cơ phối hợp với các loại phân khoáng đã làm tăng năng suất cho nhiều loại cây trồng dài ngày trong nông nghiệp như cà phê, điều. Chuyên đề nghiên cứu này được thực hiện tại Trạm Thực nghiệm Tân Lập, tỉnh Bình Phước từ 6/2001 đến 4/2002 nhằm góp phần tìm hiểu ảnh hưởng một số công thức bón phân theo liều lượng phân hữu cơ hỗn hợp với phân khoáng đối với cây keo lai trong giai đoạn đầu của thời kỳ sinh trưởng.
Mục tiêu, vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Môc tiªu nghiªn cøu
-So sánh hiệu quả của các liều lượng phối hợp phân lân hữu cơ sinh học phối hợp với DAP tới sinh trưởng của keo lai.
-Xác địnhcông thức phân thích hợp đối với sinh trưởng của keo lai giai đoạn mới trồng.
-Xác định ảnh hưởng của các công thức phân phối hợp tới hóa tính đất trồng keo lai.
Vật liệu và qui cách
Thí nghiệm thực hiện trong chậu
-Chậu thí nghiệm: chậu sành có dung tích 25dm3.
-Đất trồng: lớp đất tầng mặt 0-30 cm tại Tân Lập. Đất được trộn đều, nhặt hết rễ cây, cỏ dại, đổ đầy tới miệng mỗi chậu, sau 1 tuần đổ thêm đất cho đầy chậu.
-Kết quả phân tích đất như sau:
+ pHH2O: 4.9
+ Mùn tổng số: 2.32%
+ N tổng số: 0.19%
+ P2O5 tổng số: 0.11%
+ K2O tổng số: 0.26%
-Cây giống: Cây hom keo lai dòng TB06, 2 tháng tuổi có chiều cao trung bình 26cm.
-Phân bón: Phân bón dùng trong thí nghiệm là phân lân hữu cơ sinh học sông Gianh (SG) và phân khoáng DAP.
Thành phần các loại phân như sau:
+ SG: chất hữu cơ ≥12%, Humic ≥2.5%, P2O5 ≥3%, Vi sinh vật: 5.106con/gr, các Enzym, coenzym, các hợp chất N và K2O dạng protein.
+ DAP: N: 18%; P2O5: 46%.
Các bọc phân đã được cân sẵn theo liều lượng, tỉ lệ của công thức phân thí nghiệm; được bón theo sơ đồ bố trí thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn. Thẻ thí nghiệm được cắm trên mỗi chậu ghi công thức phân thí nghiệm. Phân được bón sau khi trồng cây 2 tháng. Các liều lượng phân DAP cao: P2 và P3 được chia làm 2 và 3 lần bón, mỗi lần cách nhau 2 tháng.
Phương pháp thí nghiệm: Thí nghiệm được thực hiện trong chậu. Thí nghiệm gồm 10 nghiệm thức 4 lần lặp lại, bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên.Công thức thí nghiệm:
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nghiên cứu trữ lượng các bon thảm tươi và cây bụi: Cơ sở để xác định đường các bon cơ sở trong các dự án trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam
- Định hướng xây dựng hệ phân loại đất ngập nước của Việt Nam
- Thử nghiệm sử dụng ống mica trong lai giống Thông
- Đặc điểm sinh trưởng, phát triển thân ngầm và Nhân giống trúc sào (Phyllostachys pubescens Mazel Ex de Lehaie ) bằng giâm hom
- Kết quả nghiên cứu phục hồi rừng sau nương rẫy ở vườn quốc gia Bến En