Trần Thanh Trăng
Phòng Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
ADN cung cấp rất nhiều các đặc điểm để xác định các loài nấm mà nhiều loài nấm không có đầy đủ các đặc điểm về hình thái học hoặc chỉ có các đặc điểm có thể phân biệt được ở một giai đoạn nhất định nào đó trong chu kỳ sống của chúng. Các phương pháp sử dụng kỹ thuật ADN rất khác nhau, hiện nay các kỹ thuật dựa vào sự biến động của phương pháp PCR rất phổ biến bởi tính nhạy của nó, khả năng xác định nhanh và chỉ cần sử dụng một lượng vật liệu đầu vào rất ít. Một số phương pháp phổ biến đã được áp dụng một cách rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như xác định chất lượng thực phẩm, sinh thái rừng, con người, động vật và bệnh thực vật được mô tả. Phương pháp xác định cụ thể áp dụng cho các trường hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm số lượng mẫu và số lượng loài cần xác định. Tất cả các kỹ thuật sử dụng ADN đều phụ thuộc vào nguồn mẫu tiêu bản với những mô tả chi tiết về mặt hình thái nhằm khảng định sự chính xác và tin cậy của kỹ thuật ADN.
Từ khoá: Kỹ thuật ADN, PCR, xác định trình tự chuỗi ADN
GIỚI THIỆU
Kỹ thuật phân tử (kỹ thuật ADN) là một công cụ rất quan trọng trong việc xác định nấm. Các kỹ thật này rất hữu ích, được sử dụng như là một công cụ để xác định nấm đặc biệt khi nó không sản sinh ra thể quả, hay bào tử, đó là các đặc điểm cơ bản để phân loại, mô tả loài bằng phương pháp hình thái học. Trong khi một số loài nấm có thể dễ dàng phân lập và có thể sản sinh ra các đặc điểm phân loại có thể sử dụng kính hiển vi để phân loại, một số loài khác lại rất khó để phân lập hoặc thậm chí khi đã phân lập được rồi nhưng không sản sinh ra các đặc điểm để phân loại. Nhu cầu xác định nấm bệnh nhanh như trong quá trình kiểm dịch tại các cửa cảng, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, cũng có thể sử dụng kỹ thuật ADN.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Đánh giá độ thích hợp gây trồng Sao đen (Hopea odorata) ở vùng Đông Nam Bộ
- Nghiên cứu sử dụng hỗn hợp nguyên liệu gỗ Tràm (Melaleuca cajuputi) và gỗ Keo lai (Acacia hybrid) để sản xuất ván dăm
- Phần mềm đánh giá đất lâm nghiệp FOLES
- Kết quả nghiên cứu biện pháp cải thiện hệ rễ cây Trám trắng trong giai đoạn vườn ươm
- Bản chất kinh tế của sản xuất lâm nghiệp và tính tất yếu khách quan của quá trình tích tụ ruộng đất