Ly Meng Seang
Nghiên cứu sinh tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu quá trình sinh trưởng của rừng Tếch 18 tuổi được trồng trên đất bazan nâu đỏ ở tỉnh Kampong Cham thuộc Vương Quốc Cămphuchia. Quá trình sinh trưởng của rừng Tếch 18 tuổi được phân tích từ 9 cây bình quân lâm phần. Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng: (1) Rừng Tếch sinh trưởng khá nhanh trong khoảng 8 năm đầu sau khi trồng, sau đó tốc độ sinh trưởng suy giảm nhanh; (2) Địa hình có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của rừng Tếch trên đất bazan nâu đỏ; trong đó những lâm phần phân bố ở 1/3 sườn giữa sinh trưởng tốt hơn so với những lâm phần mọc ở 1/3 sườn dưới và 1/3 sườn đỉnh.
Từ khoá: Tếch, sinh trưởng, Cămpuchia
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Kaosa-ard (1995)[10;11], Tếch là loài cây gỗ lớn, sinh trưởng tốt trong những điều kiện có khí hậu nóng ẩm với 3-5 tháng khô; lượng mưa bình quân hàng năm từ 750 đến 2.500mm; trong đó 75% lượng mưa tập trung vào mùa mưa; đất ẩm, thoát nước tốt, tầng đất sâu, đất phù sa giàu canxi và NPK, pH = 6,5-7,5, hàm lượng Ca và P cao. Tại tỉnh Kongpong Cham (Cămphuchia), Tếch được trồng trên đất bazan nâu đỏ với mật độ ban đầu 1.667 cây/ha. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về sinh trưởng của rừng Tếch ở Kongpong Cham. Vì thế, mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích quá trình sinh trưởng đường kính ngang ngực D1.3 và chiều cao vút ngọn H của rừng Tếch 18 tuổi trên đất bazan nâu đỏ ở khu vực tỉnh Kongpong Cham thuộc Vương Quốc Cămphuchia.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Sử dụng kỹ thuật phân tử để xác định nấm
- Đánh giá độ thích hợp gây trồng Sao đen (Hopea odorata) ở vùng Đông Nam Bộ
- Nghiên cứu sử dụng hỗn hợp nguyên liệu gỗ Tràm (Melaleuca cajuputi) và gỗ Keo lai (Acacia hybrid) để sản xuất ván dăm
- Phần mềm đánh giá đất lâm nghiệp FOLES
- Kết quả nghiên cứu biện pháp cải thiện hệ rễ cây Trám trắng trong giai đoạn vườn ươm