Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tóm tắt
Trên cơ sở cấu tạo hình thái và giải phẫu hoa quả, sáu (6) loài tre quả thịt đã được mô tả và định danh để tạo nên một chi tre mới cho Việt Nam đó là chi Tre quả thịt (Melocalamus). Đặc điểm đặc trưng nổi bật của chi Tre quả thịt (Melocalamus) là có vỏ quả dày và có thịt. Sáu loài đã được mô tả nhận biết nhờ vào kết quả giải phẫu hoa quả. Các loài đã được nhận biết là Dẹ Yên Bái (Melocalamus yenbaiensis), Tre quả thịt Cúc Phương (M. cucphuongensis), Tre quả thịt Kon Hà Nừng (M. kbangensis), Tre quả thịt Lộc Bắc (M. blaoensis), Tre quả thịt Pà Cò (M. pacoensis) và Tre quả thịt Trường Sơn (M.truongsonensis).
Từ khoá: Tre quả thịt, Melocalamus, định danh
Mở đầu
Tre gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam từ hàng nghìn năm nay và luỹ tre làng còn được coi là biểu tượng của văn hoá nông thôn. Trong tổng số 1200 loài tre, ước tính Việt Nam cũng có tới trên 200 loài, tương đương hoặc hơn số loài của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) do Việt Nam có bổ sung thêm thành phần loài từ phía Tây và phía Nam (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2006). Tre đã được sử dụng cho nhiều mục tiêu khác nhau, từ xây dựng nhà cửa, cầu cống, đồ gia dụng, công cụ lao động đến thực phẩm (măng tươi và khô) và dụng cụ văn hoá khác.
Nhiều loài tre có dạng hoa lúa và quả thóc, song cũng có một số chi có quả thịt với hình dạng và kích thước khác nhau, như các chi Cyrtochloa, Dinochloa, Melocalamus, Melocanna và Sphaerobambos. Khác nhau giữa Dinochloa và Melocalamus là ở chỗ Melocalamus có 3 mày cực nhỏ (Lodicules) còn Dinochloa thì không. Theo Yang et al. (2000), cả thế giới có 5 loài Melocalamus thì Trung Quốc có 5 loài trong khi cả thế giới có 20 loài Dinochloa thì Trung Quốc có 2 (hoặc 6) loài và ấn Độ có 6 loài. Điều chưa rõ ở đây là trong khi Trung Quốc và một số nước vẫn sử dụng tên loài Melocalamus compactiflorus thì ấn Độ lại xếp loài vào chi mới với cái tên Dinochloa compactiflora.
ở nước ta, Phạm Hoàng Hộ (1999) có nhắc đến loài Ca trúc (Melocalamus compactiflorus) song mô tả của ông không trùng khớp với các loài mà chúng tôi thu thập được. Nhóm đề tài tre (2003) với sự giúp đỡ của chuyên gia Trung Quốc cũng đã đưa vào danh sách loài Giang đặc thuộc chi Giang đặc (Melocalamus) và loài nứa quả thịt thuộc chi Nứa (Schizostachyum) song chưa có mô tả chi tiết nào.
Trên cơ sở hỗ trợ của đề tài “Bảo tồn nguồn gen cây rừng, 2001 — 2005” và Dự án Tre của IPGRI (giai đoạn 2003 — 2005), chúng tôi đã thực hiện các chuyến khảo sát trên toàn quốc và đã tìm thấy một số loài tre quả thịt (Melocalamus) trong đó có 6 loài thu được hoa và quả. Trên cơ sở cấu tạo hình thái và giải phẫu hoa quả, chúng tôi mô tả chi tiết để giới thiệu một chi tre mới là chi Tre quả thịt (Melocalamus) và sáu loài tre quả thịt mới thu và mới được định danh trong thời gian qua.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Thị trường xuất khẩu đồ gỗ và nguyên liệu gỗ của Việt Nam
- KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ DÒNG KEO LAI LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ DÒNG KEO LAI CÓ TRIỂN VỌNG
- Kết quả bước đầu về sử dụng chế phẩm Frankia trong trồng rừng phi lao ven biển
- ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng của rừng trồng Thông caribê và bạch đàn uro ở Đại Lải-Vinh Phúc
- Kết quả nghiên cứu xây dựng các mô hình rừng trồng sản xuất ở tỉnh Sơn La