Phạm Thế Dũng, Vũ Đình Hưởng
Lê Thanh Quang, Nguyễn Thanh Bình, Kiều Tuấn Đạt
Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác rừng là một trong những nghiên cứu còn mới ở Việt Nam nhằm nâng cao độ phì nhiêu của đất và duy trì năng suất rừng. Bài viết sau đây giới thiệu những kết qủa chính sau nhiều năm nghiên cứu, với sự giúp đỡ của Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) thông qua dự án “Quản lý lập địa và năng suất rừng trồng nhiệt đới” và đầu tư nghiên cứu tiếp nối, mở rộng của Bộ NN&PTNT cho Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thông qua đề tài nghiên cứu cấp Bộ. Kết quả chỉ ra rằng: Nếu giữ lại vật liệu hữu cơ sau khai thác rừng sẽ làm tăng năng suất rừng ở các luân kỳ sau từ 8,6% đến 18,9% tùy theo mức độ để lại và tăng sinh khối rừng từ8,7% đến 18,7%. Đối với đất, việc nâng cao hàm lượng chất hữu cơ (C), đạm (N), lân (P) không những bù đắp cho sử dụng của cây mà còn tích lũy được thêm cho đất như chất hữu cơ và đạm. Phân tích quá trình cung cấp và sử dụng chất dinh dưỡng của cây trong báo cáo cũng làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các kỹ thuật sử dụng phân bón cho rừng trồng cây Keo lá tràm.Từ khóa: Vật liệu hữu cơ, dinh dưỡng, độ phì đất, luân kỳ trồng rừng, năng suất rừng.
I. LỜI NÓI ĐẦU
Phát triển lâm nghiệp bền vững đã và đang là con đường tất yếu của mỗi quốc gia trong việc giải quyết những mâu thuẫn có tính qui luật giữa sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Trong kinh doanh và phát triển rừng, đặc biệt trồng rừng sản xuất ở qui mô lớn nhưở các quốc giaIndoneshia,Trung quốc, Brazil, Chilê…chủ rừng luôn nhận thấy năng suất rừng sụt giảm ở các chu kỳ kế tiếp, kèm theo là sự thoái hóa về đất đai mà trực quan cũng dễ nhận biết qua thực vật chỉ thị bên cạnh các số liệu khoa học nói về dinh dưỡng cây trồng và độ phì đất. Từ năm 2002-2007, Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) đã giúp Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ dự án nghiên cứu về quản lý lập địa và năng suất rừng trồng. Tiếp theo kết qủa nghiên cứu này, đề tài “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ độ phì đất và nâng cao năng suất rừng ở các chu kỳ sau (2008-2012)” đã được Bộ NN&PTNT cho thực hiện với mục tiêu mở rộng kết qủa NC của dự án trên 3 vùng Bắc, Trung và Nam cho một số loài cây trồng rừng chính của Việt Nam là Keo lá tràm, Keo lai và bạch đàn. Do khuôn khổ của bài báo, nhóm nghiên cứu chỉ trình bày một trong những nội dung nghiên cứu chính của đề tài, đó là: Quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác rừng Keo lá tràm nhằm nâng cao năng suất rừng và cải thiện độ phì đất. Kết qủa nghiên cứu là chuỗi số liệu kế thừa của dự án CIFOR và phần tiếp nối của đề tài nghiên cứu này.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 177-190)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ
- Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu
- Chọn cây trồng có khả năng chịu mặn không thuộc họ cây rừng ngập mặn (mangrove) để trồng rừng trong các mô hình lâm ngư kết hợp và vùng đất nhiễm mặn
- Một số loài cây mọc nhanh, bản địa có giá trị kinh tế trong trồng rừng và làm giàu rừng ở vùng Đông Nam bộ
- Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái cây Giáng hương