Phạm Trọng Nhân
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm sinh Lâm Đồng
Nguyễn Văn Thêm, Nguyễn Duy Quang
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Phản ứng của Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex Gordon) đối với khí hậu ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng đã được nghiên cứu bằng phương pháp khí hậu thực vật và niên đại thực vật. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định điều kiện khí hậu của những tháng có ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trưởng bề rộng vòng năm của Thông ba lá ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, chuỗi bề rộng vòng năm và chuỗi chỉ số bề rộng vòng năm của Thông ba lá có hiện tượng tự tương quan và tính nhạy cảm rất cao.Phản ứng của Thông ba lá với khí hậu thay đổi tùy theo nơi ở của nó. Tại khu vực Bảo Lộc, Thông ba lá có phản ứng rõ rệt nhất đối với nhiệt độ không khí và số giờ nắng tháng 3. Tại khu vực Di Linh, nhiệt độ không khí tháng 2, 3 và độ ẩm không khí tháng 5 có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến tăng trưởng của Thông ba lá. Tại khu vực Đà Lạt, Thông ba lá phản ứng rõ rệt nhất với nhiệt độ không khí tháng 1 và 6, lượng mưa tháng 10 và độ ẩm không khí tháng 12.
Từ khóa: Niên đại thực vật, Khí hậu thực vật, Bề rộng vòng năm, Bề rộng vòng năm chuẩn hóa, Chỉ số bề rộng vòng năm, Chuỗi bề rộng vòng năm, Chuỗi chỉ số bề rộng vòng năm, Hàm phản hồi, Mô hình thống kê, Tự tương quan, Tính nhạy cảm.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đây đã có một số nghiên cứu về phân bố của rừng Thông ba lá (Thái Văn Trừng, 1998), sinh trưởng và năng suất của rừng Thông ba lá (Nguyễn Ngọc Lung, 1988, Nguyễn Ngọc Lung, 1999), phương thức khai thác – tái sinh rừng Thông ba lá (Phó Đức Đỉnh, 1995), sinh khối rừng Thông ba lá (Lê Hồng Phúc, 1995). Một số nghiên cứu gần đây cũng đã hướng vào xem xét ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng của Thông ba lá (Phạm Trọng Nhân, 2001, Nguyễn Văn Thêm, 2003, Nguyễn Văn Thêm, 2004). Mặc dù vậy, cho đến nay vai trò của các yếu tố khí hậu đối với sinh trưởng của rừng Thông ba lá phân bố ở những khu vực khác nhau của tỉnh Lâm Đồng vẫn chưa được làm sáng tỏ. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu phản ứng của Thông ba lá đối với khí hậu ở ba khu vực Bảo Lộc, Di Linh và Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và gây trồng loài Lò bo, Xoan mộc và Dầu cát
- Sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ và Thông nhựa tại Đại Lải - Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu xác định khả năng nhân giống Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis Dc.) bằng phương pháp giâm hom
- Đăng bài và đặt mua Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ loài Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam