Phạm Thị Kim Thoa
Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Phương pháp thực hành nghiên cứu phân tích định lượng về tính đa dạng sinh học nhằm để xác định các chỉ số: chỉ số Shannon (H), chỉ số quan trọng (IVI), chỉ số mức độ chiếm ưu thế hay còn gọi là chỉ số Simpson (Cd), chỉ số tương đồng hay chỉ số Sorensen (SI). Khi giá trị của các chỉ số cao nghĩa là tính đa dạng cao tương ứng với giá trị sinh học cao. Đây là phương pháp nghiên cứu hết sức cần thiết nhằm tạo cơ sở dữ liệu cho các giải pháp bảo tồn, hoạch định chính sách và kế hoạch sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học.
Lần đầu tiên áp dụng phương pháp này để đánh giá tính đa dạng sinh học cho thực vật thân gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà – thành phố Đà Nẵng. Kết quả điều tra, khảo sát ở 12 ô tiêu chuẩn ghi nhận được 96 loài thực vật thân gỗ trên các sinh cảnh khác nhau: rừng tự nhiên, rừng tự nhiên Chò chỉ, rừng trồng, trảng cỏ, rừng tự nhiên nghèo kiệt và đất trống. Chỉ số quan trọng (IVI) cho thấy một trật tự ưu thế trong quần thể thực vật nghiên cứu, trong đó loài Chò chỉ (Parashorea stellata Kurz) có ưu thế cao nhất (IVI = 35,38) và sự biến động cá thể khá rõ rệt trong các sinh cảnh nghiên cứu. Chỉ số Shannon (H)khá cao, dao động từ 1,62 đến 4,76 (rừng tự nhiên, rừng tự nhiên Chò chỉ từ 3,61 đến 4,76, rừng trồng từ 1,86 đến 2,60, trảng cỏ 1,62, rừng tự nhiên nghèo kiệt 1,97 và đất trống từ 2,62 đến 2,82. Chỉ số Cd thay đổi từ 0,051 đến 0,499 cho thấy mức độ đa dạng sinh học của các quần xã đang có chiều hướng giảm xuống. Giá trị chỉ số SI của thảm thực vật thân gỗ giữa các hiện trường nghiên cứu dao động từ 0,04 đến 0,50 thể hiện một sự khác biệt rất lớn về thành phần loài nghiên cứu ở các hiện trường này. Như vậy đa dạng sinh học Khu BTTN Sơn Trà là khá cao và đang bị tác động bởi môi trường và các hoạt động phát triển vì vậy trong thời gian tới cần có các biện pháp bảo tồn phù hợp.
Từ khóa: Chỉ số đa dạng sinh học, Thực vật thân gỗ.
Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 3 năm 2012, trang 2301-2309
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
- Kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần hóa học của dầu hạt Lai (Aleurites molucana)
Các tin khác
- Nghiên cứu tác động của các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư vùng đệm đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Kon Ka King, tỉnh Gia Lai
- Đánh giá thực trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp do ủy ban nhân dân xã quản lý tại huỵện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
- Nghiên cứu vi sinh vật nội sinh và các hợp chất hóa học có hoạt tính kháng nấm gây bệnh ở các dòng Keo tai tượng khảo nghiệm tại Thừa Thiên Huế
- Xây dựng cơ sở khoa học đề xuất hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên tại vùng đệm vườn quốc gia Chư Mom Ray tỉnh Kon Tum
- Nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng kín ẩm thường xanh ẩm nhiệt đới tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú - Đồng Nai