Ngô Đình Quế, Đinh Thanh Giang
Nguyễn Văn Thắng, Vũ Văn Hưởng
Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Đề tài cấp Bộ: “Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm” được thực hiện trong 4 năm 2006- 2009. Trên cơ sở điều tra thực địa, đánh giá sinh trưởng rừng trồng trên các dạng lập địa khác nhau đề tài đã xây dựng được 10 bảng phân hạng đất cấp vi mô cho 10 loài cây trồng rừng sản xuất tại 5 vùng lâm nghiệp trọng điểm, đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng trên các hạng đất khác nhau. Bài viết này xin giới thiệu kết quả điều tra, đánh giá và đề xuất bảng phân hạng cấp vi mô cho 7 loài cây trồng rừng chủ yếu ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Từ khóa:Phân hạng đất, rừng sản xuất, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây Nhà nước có chủ trương khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng đầu tư phát triển các rừng trồng sản xuất nhằm đáp ứng mục tiêu mỗi năm trồng thêm 250 nghìn hecta, giải quyết việc làm, tăng thu nhập nhằm ổn định đời sống cho nhân dân đặc biệt là đồng bào dân tộc miền núi và thúc đẩy hình thành thị trường nghề rừng phát triển ổn định lâu dài, bao gồm thị trường cung cấp giống, dịch vụ kỹ thuật, thị trường chế biến và tiêu thụ lâm sản. Nhằm giúp cho các cơ sở trồng rừng sản xuất lựa chọn đất, cây trồng phù hợp và khuyến cáo đầu tư để trồng rừng đạt hiệu quả kinh tế nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng thực hiện đề tài: “Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm”, trong 4 năm 2006- 2009.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 160-176)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu
- Chọn cây trồng có khả năng chịu mặn không thuộc họ cây rừng ngập mặn (mangrove) để trồng rừng trong các mô hình lâm ngư kết hợp và vùng đất nhiễm mặn
- Một số loài cây mọc nhanh, bản địa có giá trị kinh tế trong trồng rừng và làm giàu rừng ở vùng Đông Nam bộ
- Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái cây Giáng hương
- Kết quả nghiên cứu sinh khối cây cá lẻ mỡ trồng thuần loài vùng trung tâm Bắc bộ Việt Nam