Từ năm 1993, Viện Nguồn Gen Thực vật Quốc tế (IPGRI) đã phân tích và đưa ra những thông tin quan trọng về nguồn gen song mây và tre và việc bảo tồn chúng. Kết quả của những hoạt động nghiên cứu song mây và tre đã mang lại lợi nhuận cho một số nước có liên quan và cũng thúc đẩy những quốc gia này quan tâm nhiều hơn để bảo vệ nguồn gen này (Sastrapradja et al. 2000 và xu et al.2000). Công việc này cho đến nay đã được hoàn thành ở một số nước với sự hỗ trợ về vốn của chính phủ Nhật Bản, cũng như hỗ trợ để việc sử dụng loài cây này có ích hơn, nâng cao việc bảo vệ cũng như quản lý bền vững. Những thông tin về các lĩnh vực như phân bố, tình trạng quần thể, phát triển rộng đa dạng sinh học vẫn còn rất ít, ví dụ như những cản trở đối với bảo vệ có hiệu quả nguồn tài nguyên này ở các nước. Bởi vậy, những thành viên của tổ chức IPGRI ở các nước Châu á vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về những lĩnh vực đa dạng nguồn gen song mây và tre.
Những lĩnh vực này đã được tập hợp thành 4 chủ đề chính với những cuộc thảo luận và hội thảo được tổ chức ở các nước trong khu vực Châu á Thái Bình Dương và đã đạt được những kết quả rất lớn, như nêu ra sự thiếu hiểu biết, những vấn đề còn tồn tại, và nghiên cứu là công việc rất cấp thiết đối với việc bảo vệ tốt nguồn gen. Bốn chủ đề chính đó bao gồm như sau:
1. Đánh giá và kiểm kê
Chiến lược bảo tồn đã đưa ra những hoạt động bảo tồn in situ và những hoạt động này sẽ được ưu tiên nhằm phát triển nguồn tài nguyên song mây và tre. Vì vậy, đánh giá hiện trạng về nguồn tài nguyên song mây và tre là một công việc thiết yếu dẫn đến sự thành công trong những cố gắng bảo tồn in situ (và ex situ). Những hoạt động ở những khu vực này sẽ bao gồm: đánh giá, kiểm soát những mô hình phân bố và quy mô của các quần thể, tỷ lệ khai thác,v.v…
2. Phát triển và thực hiện những phương pháp bảo tồn
Cần thiết phải có những phương pháp bảo tồn khác nhau nhằm bảo đảm quản lý bền vững việc sử dụng nguồn gen song mây và tre. Vấn đề này sẽ bao gồm phát triển những kế hoạch bảo tồn in situ và ex situ, đánh giá khả năng nảy mầm của hạt giống, lưu trữ hạt giống và bảo tồn in vitro, thiết lập và quản lý những ngân hàng gen, những hướng dẫn bảo đảm an toàn cho chất mầm.
3. Tỷ lệ khai thác và những tác động của con người
Những ảnh hưởng xấu trong một thời gian dài do việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên song mây và tre tự nhiên là một vấn đề bức xúc ở nhiều nước. Vẫn có sự thiếu hụt lớn thông tin về tái sinh hạt và ảnh hưởng của kinh tế xã hội đến bảo tồn và khai thác. Thông tin là vấn đề rất quan trọng để có thể thiết lập những biện pháp bảo tồn in situ (và ex situ) thích hợp, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên để đảm bảo duy trì những lợi ích về kinh tế xã hội.
4. Phát triển những phương pháp về sử dụng và bảo tồn bền vững
Người ta công nhận rằng đa số những người nông dân nghèo đều sống nhờ những lâm sản ngoài gỗ như là song mây và tre. Những cố gắng của các nhà nghiên cứu để đưa ra được những biện pháp bảo tồn cũng cần tránh gây ảnh hưởng đến nhu cầu sống hàng ngày của người dân sống do khai thác và sử dụng những nguồn tài nguyên này cũng như đối với thu nhập nói chung của người dân và những người sống ở trong rừng. Muốn được như vậy thì cần ưu tiên cho việc khai thác của những người dân sống trong rừng hoặc sống nhờ vào rừng đặc biệt là khi việc khai thác này là kế sinh nhai của họ. Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc bảo tồn bền vững nguồn gen song mây và tre trong rừng nơi có người dân sinh sống. Những hoạt động này sẽ bao gồm: việc đánh giá lợi ích kinh tế thông qua khai thác song mây và tre; xác định, chọn lọc chất liệu song mây và tre thích hợp với những hệ sinh thái và môi trường khác nhau và xác định, chọn lọc những loài thích hợp để trồng nhằm làm giảm sức ép đối với những lâm phần tự nhiên.
Để phát triển những phương pháp nghiên cứu từ những khía cạnh sinh học có liên quan đến bảo tồn và đa dạng gen áp dụng rộng rãi cho các loài tre và song mây thì cần chú ý đến phạm vi rộng lớn về phân bố, sử dụng và đa dạng khác loài. Nói một cách khác, mặc dù khi nghiên cứu chỉ chọn lọc một số loài và ở một số vùng nhưng những kết quả của công tác nghiên cứu này vẫn phải áp dụng được với nhiều loài và nhiều vùng khác nhau. Để những kết quả này được áp dụng rộng rãi trên diện rộng thì việc trao đổi thông tin là rất cần thiết, đồng thời cần cố gắng để nắm được bức tranh toàn cảnh về bảo tồn và sử dụng các loài tre và song mây.
Hiện nay, có 10 dự án đang được thực hiện với mạng lưới cộng tác viên ở 8 nước trong khu vực Châu á- Thái Bình Dương (Một báo cáo tóm tắt về đầu ra của sản phẩm được tóm tắt ở bảng dưới đây). Tiến trình của những dự án này sẽ được báo cáo sớm và số phát hành tới của FGR sẽ cung cấp chi tiết về vấn đề này sẽ được thực hiện như thế nào. Thêm vào đó, 20 dự án đã được hoàn thành sớm hơn dự kiến. Kết quả của các dự án đã hoàn tất được phổ biến qua những cuộc hội thảo và giá trị của những ấn phẩm đã được xuất bản là rất lớn.
Bảng 1 Những dự án về tre và song mây đang thực hiện
Dự án | Nước/Tổ chức cộng tác viên |
Sản phẩm |
Tre |
||
Khái quát mật độ và phân tích gen của 2 loài Phyllostachys pubescens và Dendrocalamus latiflorus (1998-2001) | Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp bán Nhiệt đới, CAF, Fuyang, Trung Quốc | Phân bố và hiện trạng của 2 loài và đa dạng gen của chúng |
Lựa chọn 2 loài tre bản địa để tạo nguồn gen cộng đồng ở Trung tâm Yunnan, Trung Quốc (1999-2001) | Viện Kunming Thực vật học, CAS, Kunming, Trung Quốc | Thiết kế một bộ tập hợp về bảo tồn ex situ về những loài tre bản địa có giá cho bảo tồn |
Đa dạng di truyền và phát triển bền vững nguồn tài nguyên tre ở Xishuangbanna, tỉnh Yunna, Tây nam Trung Quốc (2000-2002) | Viện Kunming về thực vật học, CAS, Kunming, Trung Quốc | Dữ liệu về đa dạng di truyền tre và những hướng dẫn về quản lý và phát triển nguồn tài nguyên bền vững |
Tập hợp bảo tồn ex situ về tre đối với nghiên cứu và bảo tồn quốc gia (2000-2003) | Viện Nghiên cứu Sinh học, trường Đại học Malaya, Kuala Lumpur, Malaysia | Thành lập một bộ tập hợp về bảo tồn ex situ dành cho bảo tồn, tham khảo và nghiên cứu |
Bảo tồn một số loài tre có giá trị kinh tế quan trọng của Myanmar (2000-2002) | Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp, Yezin, Myanmar | Thành lập một bộ tập hợp về bảo tồn ex situ của những loài có giá trị dành cho bảo tồn |
Đa dạng gen của 2 loài tre được ưu tiên Bambusa bambos và Bambusa nutans ở Việt Nam (2001-2001) | Viện Tài nguyên Sinh vật học và Sinh thái học, Hà Nội, Việt Nam và Cục Lâm nghiệp Hoàng gia, Bangkok, Thái Lan | Thông tin về đa dạng gen của 2 loài |
Song mây |
||
Phân bố, hiện trạng quần thể và đa dạng gen của loài Calamus manan ở Sumatra (2001) | Viện Nghiên cứu Khoa học Indonesia và Trung tâm Phát triển Công nghệ Sinh học, Bogor, Indonesia | Dữ liệu về hiện trạng quần thể, đa dạng gen và tính đồng nhất trong phân loại của loài song mây có giá trị kinh tế |
Phân bố và hiện trạng của song mây ở vùng Bardiya của Nepal (2001) | Nhóm bảo tồn Himalayan, Pokhara, Nepal | Thông tin về phân bố của song mây ở trong vùng |
Nhận dạng những đánh dấu gen đối với phân loại giống song mây phân tính (2000-2001) | Trường Đại học Quốc gia Singapore, Sigapore | Nhận dạng những đánh dấu gen đối với phân loại giống song mây |
Tre và song mây |
||
Vẽ trên bản đồ đa dạng gen của các loài tre và song mây ở West Ghats của ấn Độ (1998-2001) | Trường Đại học Khoa học Nông nghiệp, Bangalore, ấn Độ | Thông tin về phân bố và đa dạng gen của các loài song mây ở West Ghats |
Đặng Thuý HằngLược dịch từ: FGR Rearch Highlights, 2001
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUỒN NƯỚC VÀ CÁC KIỂU RỪNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA TRONG KHU VỰC VEN BIỂN ĐÔNG NAM BỘ (VIỆT NAM)
- Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình lâm ngư kết hợp và khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn ở thái bình
- Ảnh hưởng của kỹ thuật tạo rừng đến sinh trưởng của rừng trồng thâm canh gỗ mỏ ở Quảng Ninh.
- Vị thế rừng thôn bản trong quản lý rừng ở Việt Nam
- Tiềm năng của du lịch sinh thái tại các Khu bảo tồn của Việt Nam