Cao Lâm Anh
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Để đánh giá vị thế rừng thôn bản chúng tôi dùng các chỉ tiêu sau đây:
– Mức độ phổ biến của rừng thôn bản: Tỷ lệ số xã có rừng thôn bản chiếm trong tổng số xã của các tỉnh được điều tra.
– Quy mô rừng thôn bản: tỷ lệ diện tích rừng thôn bản chiếm trong tổng số diện tích đất lâm nghiệp, so với diện tích rừng giao cho hộ gia đình.
– So sánh ưu nhược điểm của quản lý rừng thôn bản với quản lý rừng hộ gia đình, LTQD (lâm trường quốc doanh), Ban QLRPH (quản lý rừng phòng hộ).
Rừng thôn bản là loại hình quản lý rừng tương đối phổ biến ở các tỉnh miền núi. Trên cơ sởđiều tra điển hình tại tỉnh Cao Bằng và kết hợptài liệu chi tiết về Điều tra đánh giá sơ bộ về hiện trạng QLRCĐ (quản lý rừng cộng đồng) ở Việt Nam của HàCôngTuấn- Cục Kiểm lâm, Bộ NN&PTNT 6/2001, chúng tôi tổng hợp được như sau:
Rừngthôn bảnchiếm tỷ trọng lớn nhấttrongđối tượng điều tra là rừng cộng đồng. (Rừng cộng đồng ở đây được hiểu gồm nhiều đối tượng như rừng thôn bản, họ tộc, nhóm hộ, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ..)
Tỷlệ số xã có rừng thôn bản ở 15 tỉnh là 35%, có 7 tỉnh ở miền núi phía Bắc có tỷ lệ từ 50% trở lên, cao nhất là Cao Bằng: 80%, thấp nhất là Bắc Giang. Quảng Trịlà một tỉnh miền Trung nhưng cũng có tỷ lệ khá cao: 47%.
Những tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc chiếm > 50% trở lên thì số xã có rừng thôn bản thường chiếm từ 40% trở lên.Rừng thôn bản không chỉ có ở các xã vùng sâu vùng xa mà ngay cả ở các thị trấn, thị xã có đất lâm nghiệp và đồng bào dân tộc là có rừng thôn bản, như các thị xã Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La…
Rừngthôn bản không chỉ có ở những nơi đồng bào dân tộc sinh sốngmà ngay cả ở vùng đồng bào Kinh cũng có: ở tỉnh Quảng Trịcó 23 xã thuần người Kinh- chiếm36% số xã có rừng thôn bản- thuộc các huyện trung du, ven biển như Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh, Do Linh.. ở tỉnh ThừaThiên- Huế mới thí điểm giao rừng cho thôn Thuỷ YênThượng(người Kinh), xã Lộc Thuỷhuyện Phú Lộc.
Quan hệ giữa rừng thôn bản và mật độ dân số (theo huyện)
Theo tài liệu chúng tôi tổng hợp được thì mức độ phổ biến củarừng thôn bản không có tương quan chặt chẽ với mật độ dân số của mànhântố có ảnh hưởng quan trọng đến rừng thôn bản là mức độ và chất lượng của công tác giao đất giao rừng ở địa phương.
Về quy mô của rừng thôn bản. Diện tích rừng thôn bản quản lý là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh vị thế của thôn bản trong quản lý rừng. Theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu 7/2002, diện tích rừng thôn bản chiếm 10,5 % diện tích đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình và “tập thể”. ở cả 3 huyện nghiên cứu cho thấy diện tích rừng thôn bản chiếm tỷ trọng lớn nhất của rừng cộng đồng (ở huyện Thông Nôngrừng thôn bản gấp 11 lần diện tích của các “tập thể” khác).
TT | Huyện | Tổng số xóm | Số xóm có rừng thôn bản | % xóm có rừng thôn bản | Diện tích rừng
thôn bản (ha) |
Diện tích đất lâm nghiệp đã giao
(ha)[1] |
% diện tích rừng thôn bản |
1 | Thông Nông | 164 | 74 | 45,0 | 3.855,44 | 16.666,90 | 23,0 |
2 | Quảng Uyên | 197 | 182 | 92,4 | 2.905,68 | 17.884,7 | 16,2 |
3 | Nguyên Bình | 226 | 34 | 15,4 | 1.204,0 | 41.299,8 | 2,91 |
Cộng | 587 | 290 | 59,5 | 7.965,12 | 75.851,4 | 10,5 |
Tỷ lệ diện tích rừng cộng đồng so với diện tích đất lâm nghiệp
Theo số liệu tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp do cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ của WG, 2001 thì diện tích do Nhà nước giao đất giao rừng và diện tích rừng do cộng đồng tự quản lý là: 1.411.967ha, gồm: 756.402ha diện tích có rừng và 655.515 diện tích chưa có rừng, trong đó riêng tỉnh Lai Châu là 690.411ha, chiếm 49%. Chúng tôi cho rằng tình hình giao đất cho cộng đồng ở tỉnh Lai Châu là một trường hợp đặc biệt. [theo báo cáo của tỉnh Lai Châu về kết quả giao đất lâm nghiệp, 7/2001, lý do giao đất cho cộng đồng là: i) Chưa có quy hoạch tổng thể, ii) Diện tích rộng núi cao, dốc lớn, iii) đường biên giới dài, iv) Có nhiều dân tộc tập quán khác nhau,v) dân trí thấp, ít hiểu biết về kinh tế lâm nghiệp, vi) nhân dân không có vốn đầu tư làm kinh tế lâm nghiệp]… Thực ra thì đây cũng là tình hình chung của các tỉnh miền núi. Vì vậy, chúng tôi thấy cần loại trừ số liệu của tỉnh Lai Châu khi tính tỷ lệ diện tích rừng do cộng đồng quản lý so với diện tích đất có rừng và đất lâm nghiệp.
Theosố liệu tính toán mà chúng tôi thu thập được ở các nguồn khác nhau[2] thì tỷ lệ bình quân diện tích rừng cộng đồng chiếm khoảng hơn 10% diện tích đất lâm nghiệp, trong đó gần 50% là diện tích có rừng. Chúng tôi cho rằng diện tích rừng do cộng đồng quản lý mà chủ yếu là rừng thôn bản chiếm khoảng từ 10- 15% diện tích đất lâm nghiệp toàn quốc.
Phần lớn ở các địa phương (cấp tỉnh và huyện) không ban hành văn bản pháp quy chuyên đề nào về rừng thôn bản, nhưng về quan điểm đều ủng hộ sự tồn tại của loại hình quản lý rừng này. Một vài tỉnh như Lai Châu, Sơn La, Thừa Thiên-Huế, Đắc Lắc đã ban hành quyết định việc làm thử giao rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng thôn bản. ở Sơn La và Lai Châu việc giao rừng cho thôn bản đã thực hiện ở diện rộng, trên qui mô toàn tỉnh. ở các tỉnh khác tuy không có văn bản về giao đất giao rừng cho thôn bản, nhưng trong quá trình giao đất giao rừng cho hộ gia đình đã giao rừng cho thôn bản. Có huyện đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thôn bản (ghi cấp cho thôn A, B), nhưng cũng có huyện chỉ có quyết định giao đất của huyện mà không làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( vì cho rằng thôn bản không phải là đối tượng được giao đất theo luật Đất đai hiện hành?!).
Thôn bản được giao rừng và đất lâm nghiệp với những quyền gì? Khi chúng tôi nêu câu hỏi này với các cán bộ cấp tỉnh và huyện ở tỉnh Cao Bằng họ đều cho biết là chưa nghĩ đến điều này, mới chỉ biết giao để thôn bản quản lý sử dụng. Tỉnh Sơn La và Lai Châu đã có chủ trương giao đất cho cộng đồng thôn bản nhưng cũng không xác định rõ các quyền của thôn bản khi được giao đất lâm nghiệp. Hoặc trong quyết định của UNHD tỉnh Thừa Thiên -Huế giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn Thuỷ Yên Thượng, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc quản lý bảo vệ và hưởng lợi chỉ nêu ra quyền hưởng lợi – % ăn chia lượng tăng trưởng rừng, còn các quyền khác cũng không nói đến. Khi phỏng vấn cán bộ cấp xã và thôn ( Cao Bằng, Hoà Bình), họ cũng mới chỉ chú ý đến quyền được quản lý và sử dụng lâm sản ở rừng thôn bản, các quyền khác chưa bộc lộ ra trong thực tế nên họ cũng không mấy quan tâm. Như vậy đây là một khoảng hở trong chính sách khi các địa phương thực hiện giao rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng thôn bản.
Xu thế phát triển/diễn biến của hình thức quản lý rừng thôn bản: Theo chúng tôi sự diễn biến của hình thức quản lý rừng thôn bản có thể khác nhau ở 2 vùng:
Miền Bắc (đến Quảng Bình). Các tỉnh trong vùng này về cơ bản đã hoàn thành giao đất giao rừng, các loại hình chủ rừng đã được xác lập. Do đó diện tích rừng thôn bản không có biến động nhiều, có khả năng tăng lên đôi chút do còn một số diện tích ở nơi xa làng bản, địa hình khó khăn chưa giao cho ai (hiện nay “giao” cho xã hay kiểm lâm quản lý) có thể được giao tiếp cho thôn bản, nếu thôn bản chứng tỏ được năng lực quản lý của mình. Riêng tỉnh Lai Châu, theo chúng tôi diện tích rừng cộng đồng thôn bản sẽ giảm nhiều để chia cho hộ gia đình.
Miền Nam (từ Quảng Trị trở vào). Các tỉnh ở miền Nam chỉ mới chú trọng giao đất cho các tổ chức lâm nghiệp Nhà nước (lâm trường quốc doanh, Ban QL rừng đặc dụng, phòng hộ..) mà chưa giao cho dân. (Một ví dụ: Lâm trường quốc doanh Lộc Lâm huyện Bảo Lâm được giao hơn 13.000ha rừng và đất lâm nghiệp trên xã Lộc Lâm. Trong khi đó gần 400 hộ của xã chưa được giao đất nông nghiệp – những khu rừng thiêng của dân cũng thuộc đất lâm trường quản lý). Trong tương lai việcgiao đất giao rừng như vậy sẽ phải được điều chỉnh lại để tăng diện tích giao cho dân, do đó diện tích rừng thôn bản cũng sẽ tăng lên. (Tỉnh Đắc Lắc đang thí điểm thu hồi một phần rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp, đất của LTQD để giao cho cộng đồng buôn làng và người dân quản lý).
Phần lớn các ý kiến nhận được trong khi phỏng vấn và trong các báo cáo của các địa phương, trong hội thảo về triển vọng phát triển của rừng thôn bản trong tương lai cho thấy: tuyệt đại bộ phận ý kiến cho rằng rừng thôn bản sẽ tồn tại và ngày càng được củng cố và phát huy vai trò tích cực trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Trong tương lai quản lý rừng thôn bản vẫn tồn tại vì nó gắn liền với tập quáncủa đồng bào,ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố thị trườngvà góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc đangsinh sống ở miền rừng núi.Điều kiện quan trọng để rừng thôn bản tồn tại và phát huy hiệu quả là phải có thủ lĩnh thôn bản mạnh (già làng, trưởng bản), quản lý rừng theo quy ước thôn bản, được người dân tham gia xây dựng, tự giác thực hiện.
Dựa vào các phân tích trên chúng tôi cho rằng trong tương lai rừng cộng đồng thôn bản ngày càng được củng cố và nâng cao về chất lượng, sẽ có vai trò tích cực cùng các loại hình chủ rừng khác trong công cuộc xây dựng và phát triển rừng.
Tài liệu tham khảo
1. Vùng núi phía bắc Việt Nam – Một số vấn đề về môi trường và kinh tế – xã hội – NXB chính trị quốc gia Hà Nội 11/2001.
2. Tài liệu hội thảo:”Những kinh nghiệm và tiềm năng của quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam” Hà Nội 1-2/6/2000.
3. Tàiliệu chi tiết “Điều tra đánh giá sơ bộ về hiện trạng QLRCĐ ở Việt Nam“của HàCôngTuấn- Cục Kiểm lâm, Bộ NN&PTNT 6/2001
4. Tài liệu hội thảo:”Khuôn khổ chính sách hỗ trợ cho quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam” Hà Nội 14-15/11/2001″
5. “Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2010” Bộ Nông nghiệp và PTNT
6. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999– NXB thống kê Hà Nội 8/2001.
Summary
Hamlet forest is managed by a sort of forest mastering that is popular in the mountainous areas where live the ethnic minorities. The aim of hamlet forest is to serve the spiritual life of the communities, the protection of water sources and part of the forest product requirements for domestic uses.Hamlet forest management is a form of management that is considered by the people, managers in various branches at various levels as active in many aspects of forest protection, contributing to the protection of ecological environment of the communities, regulation part of forest product requirements of the communities and households. It attracts the participation of most people in forest activities on a voluntary basis. Hamlet forest management does not contradict other types of forest activities by households, State forest enterprises, farms…, on the contrary, it renders mutual assistance for development, especially household forestry, in land allocation and forest protection
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD