Bùi Duy Ngọc, Nguyễn Đình Hợi, Vũ Đình Thịnh
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tóm tắt
Hiện nay có nhiều phương pháp cũng như có nhiều loại hóa chất có thể dùng để xử lý bề mặt (tẩy mầu) gỗ. Bài báo này nêu kết quả nghiên cứutẩy mầu bề mặt gỗ Keo tai tượng, dùng hóa chất tẩy mầu là H2O2 nồng độ là 7,5%, thời gian nhúng mẫu vào dung dịch tẩy là 2 phút sau đó sấy với nhiệt độ sấy là 600C, thời gian sấy là 60 phút cho kết quả tẩy trắng tốt.
Từ khoá: Tẩy trắng, gỗ Keo tai tượng
Mở đầu
Gỗ Keo tai tượng hiện nay đang được sử dụng chủ yếu làm nguyên liệu sản xuất giấy, băm dăm xuất khẩu. Ngoài ra, gỗ Keo tai tượng đã được một số nhà khoa học nghiên cứu sử dụng làm nguyên liệu trong lĩnh vực sản xuất ván dăm, ván bóc, ván ghép thanh v.v . Trong lĩnh vực sản xuất đồ mộc, bề mặt gỗ xẻ của gỗ Keo tai tượng cómầu sắc xấu (tối mầu, mầu sắc không đồng đều,…) nên rất khó trang trí bề mặt bằng các chất phủ màu trong suốt, vì thế làm hạn chế sử dụng gỗ và làm giảm giá trị của sản phẩm. Với mong muốn khắc phục mầu sắc của gỗ, góp phần sử dụng hiệu quả gỗ Keo tai tượng làm nguyên liệu sản xuất đồ mộc, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xử lý bề mặt (tẩy mầu) gỗ keo tai tượng làm nguyên liệu để sản xuất đồ mộc”
Quá trình thực nghiệmChuẩn bị nguyên liệu*
Nguyên liệu gỗ Keo tai tượng có cấp tuổi là 7–8 tuổi được lấy tại: Hố Nai – Đồng Nai. Gỗ thí nghiệm có đặc điểm được ghi trong bảng 1.
Bảng 1. Đặc điểm gỗ Keo tai tượng làm thí nghiệm
TT | Nội dung | Đơn vị | Chỉ số |
1 | Tỷ lệ vỏ | % | 5,00 |
2 | Tỷ lệgiác | % | 17,13 |
3 | Tỷ lệ lõi | % | 77,87 |
4 | Độ ẩm giác | % | 82,83 |
5 | Độ ẩm lõi | % | 81,88 |
6 | Khối lượng thể tích giác | g/cm3 | 0,54 |
7 | Khối lượng thể tích lõi | g/cm3 | 0,52 |
Thành phần hóa học của gỗ thí nghiệm được ghi trong bảng 2.
Bảng 2. Thành phần hóa học của gỗ Keo tai tượng làm thí nghiệm
TT | Thành phần hóa học | Đơn vị | Chỉ số |
1 | Xenluloza | % | 50,00 |
2 | Licnin | % | 24,70 |
3 | Pentozan | % | 22,10 |
4 | Tro | % | 0,42 |
5 | Các chất tan trong nước nóng | % | 3,30 |
6 | Các chất tan trong nước lạnh | % | 1,90 |
7 | Các chất tan trong dung môi hữu cơ | % | 4,20 |
8 | Các chất tan trong NaOH | % | 14,3 |
* Hóa chất: Hydrogen peoxide (H2O2), nồng độ nguyên thủy 30% và Sodium hydroxide (NaOH).
* Dụng cụ thí nghiệm bao gồm: máy đo độ pH nhãn hiệu ITEM-6, nhiệt kế, cốc thuỷ tinh, bình nhựa .v.v.
Thực nghiệm tẩy mầu
Tiến hành xẻ gỗ tròn gỗ Keo tai tượng để tạo mẫu thí nghiệm. Mẫu thí nghiệm có kích thước: dàyxrộngxdài=30x50x150(mm). Các mẫu trước khi thí nghiệm tẩy mầu được sấy đến độ ẩm W£10%. Thí nghiệm tiến hành ở 3 chế độ: chế độ I, chế độ II và chế độ III tương ứng với nồng độ dung dịch H2O2 thay đổi theo 3 chế độ là 5%, 7.5% và 10%. Mỗi chế độ thí nghiệm được tiến hành với 3 mẫu và lặp lại 3 lần.Trộn nước (H2O) + Hydrogen peoxide (H2O2) + Sodium hydroxide (NaOH) theo tỷ lệ định sẵn, khuấy đều. Sử dụng nhiệt kế, máy đo độ pH để kiểm tra các thông số của dung dịch tẩy mầu. Trước khi nhúng mẫu gỗ, dung dịch có: nhiệt độ T0=55¸600C và độpH=10¸11.Các mẫu gỗ thí nghiệm được nhúng vào dung dịch hóa chất đã được pha chế, thời gian nhúng mẫu trong dung dịch tẩy mầu 2 phút, trong khi nhúng,cần để cho dung dịch ướt đều bề mặt gỗ, sau đó vớt ra, thấm khô bề mặt sau đó mẫu gỗ được đưa vào lò sấy và sấy với nhiệt độT0= 600C, thời gian sấy T=60 phút.
Kết quả nghiên cứu và thảo luậnSử dụng máy đo mầu quang phổ phản xạ GretagMacbeth ColorEye 2180UV với nguồn sáng D65 (nguồn sáng mô phỏng ánh sáng tự nhiên ban ngày) để đo mầu sắc bề mặt của các mẫu khi chưa thí nghiệm tẩy mầu và đo mầu sắc của các mẫu gỗ đã được tẩy mầu ở 3 chế độ I, II, III. Mỗi chế độ thí nghiệm đo 3 mẫu, mỗi mẫu đo 3 vị trí với 31 dải tần số của bước sóng từ 380nm đến 720nm (với dải bước sóng này, các thành phần hóa học gây nên mầu sắc ở gỗ hấp thụ được và phát ra mầu, mắt chúng ta sẽ quan sát thấy)Số liệu chỉ số mầu sắc bề mặt của gỗ Keo tai tượng khi chưa tẩy mầu ở các bước sóng chủ yếu 400nm, 500nm, 600nm, 700nm được ghi ở bảng 3.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kết qủa giâm hom Hồng Quang và Thông lông gà phục vụ bảo tồn nguồn gen
- Kết quả điều tra thực trạng trồng và phát triển cây Sở ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam
- Kết quả nghiên cứu tỉa thưa rừng đước trồng phục vụ nông-lâm-ngư kết hợp tại Cà Mau (Rhizophora apiculata)
- Tiêu chí xã hội trong quản lý rừng bền vững ở Tây Nguyên
- Đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ trên đất cát ven biển dự án 661