Vương Đình Tuấn, Nguyễn Xuân Cường, Phan Thị Mỵ Lan
Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Tạo phát sinh phôi và phôi soma đã đạt được kết quả tốt trên môi trường LVM có bổ sung 2,0mg/l 2,4-D và 3,0 mg/l BA. Trọng lượng tươi của tế bào tiền phôi tăng hơn 3 lần ở tuần đầu trên môi trường có bổng sung 500mg/l glutamine. Đường maltose ở 90g/l kết hợp 80mg/l ABA và 10g/l phytagel tạo phôi soma tốt hơn sucrose ở cùng nồng độ. Các yếu tố ảnh hưởng đến tái sinh cây xanh từ phôi soma và giai đoạn cây con trong vườn ươm đang được tiến hành.
Từ khóa: Đường maltose và sucrose,Phát sinh phôi, Phôi soma, Thông nhựa.
I. MỞ ĐẦU
Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh. & de Vriese) là một loài thông có nguồn gốc nhiệt đới, được trồng để cung cấp nhựa và gỗ. Do đặc điểm chịu được những điều kiện khó khăn nghèo dinh dưỡng của đất, nên thông nhựa còn được dùng làm cây để phủ xanh đất trống, đồi trọc và cằn cỗi để cải thiện môi trường và cải thiện thu nhập cho nông dân vùng khó khăn.
Kỹ thuật tạo phôi soma được nghiên cứu và áp dụng nhiều để cải thiện giống cây lâm nghiệp ở các nước ôn đới trong vài thập niên gần đây. Lợi ích quan trọng nhất của kỹ thuật này là khả năng giữ các tế bào tiền phôi soma (embryogenic tissue) của các dòng ưu việt trong điều kiện đông khô hàng vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm vẫn không ảnh hưởng đến tính di truyền của vật liệu khi được tái sinh. Việc tạo thể tiền phôi soma còn được dùng để tạo cây xanh của những dòng mong muốn với khối lượng lớn trong điều kiện invitro để cung cấp cho sản xuất. Thể tiền phôi, mặt khác, cũng là một loại vật liệu được sử dụng trong ứng dụng kỹ thuật chuyển gene để cải thiện giống.
Kỹ thuật tạo phôi soma đã thành công trên một số loài quả nón và loài cây lâm nghiệp khác. Tuy nhiên, hiện chưa tìm thấy kết quả nào được công bố về tạo phôi soma trên Thông nhựa (Pinus merkusii) ở Việt Nam. Vì thế, nghiên cứu này góp phần xây dựng kỹ thuật tạo thể phát sinh và phôi soma từ phôi non Thông nhựa nhằm góp phần tạo vật liệu cho ứng dụng công nghệ gene cải thiện năng suất chất lượng Thông nhựa.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 38-44)
Tin mới nhất
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống Mắc ca thuộc đề tài: “Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia”;
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống Bạch đàn để trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc”.
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây rừng (Năm 2023).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính”.
Các tin khác
- Kết quả nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống bạch đàn
- Nghiên cứu mối quan hệ di truyền của Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) ở Đông Nam Bộ bằng chỉ thị RAPD và SSR
- Nghiên cứu mối quan hệ di truyển của 12 xuất xứ tràm bản địa (Melaleuca cajuputi) bằng các chỉ thị RAPD và ADN lục lạp
- Nghiên cứu chọn giống có năng suất, chất lượng cao cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu giai đoạn 2001-2005
- Nghiên cứu chọn các dòng keo và bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế