Nguyễn Danh
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai
Nguyễn Văn Vũ
Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên
TÓM TẮT
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh được công nhận là Di sản Đông Nam Á từ năm 2003. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng nhưng vẫn đang đứng trước sự đe dọa về suy giảm. Một trong những nguyên nhân chính là sinh kế của cộng đồng dân cư bên trong và ngoài vùng đệm của Vườn. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhóm nguyên nhân chính trong hoạt động sinh kếảnh hưởng đến nguồn tài nguyên rừng, đó là: Nhóm nguyên nhân về kinh tế, nhóm nguyên nhân về xã hội, nhóm nguyên nhân về thể chế và quản lý và nhóm nguyên nhân về khoa học và kỹ thuật.
Từ khóa: Vườn Quốc gia, Sinh kế, Vùng đệm, Tài nguyên rừng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh được thành lập theo Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg ngày 25/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, nơi tiếp giáp giữa cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng. Rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có những nét đặc trưng với đa dạng sinh học cao và đã được quốc tế công nhận. Hội nghị các Bộ trưởng Môi trường của ASEAN tại Yanggon, Myanmar vào ngày 18/12/2003 đã công nhận Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh là Di sản Thiên nhiên Đông Nam Á (ASEAN Heritage Kon Ka Kinh National Park).
Các ngành chức năng của tỉnh Gia Lai đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng của tỉnh nói chung và khu Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh nói riêng, tuy nhiên, thực tế hiện nay nguồn tài nguyên này đang đứng trước nguy cơ bị giảm sút cả về diện tích và chất lượng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên và được khái quát thành 3 nhóm chính: Công tác QLBVR của VQG và chính quyền địa phương; Các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư (CĐDC) vùng đệm và Các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư bên ngoài vùng đệm tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng.
Để góp phần giải quyết vấn đề nói trên, đề tài “Nghiên cứu tác động của các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư vùng đệm đến tài nguyên rừng vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai”, đãđược thực hiện.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giải quyết mối quan hệ giữa ba trụ cột: Kinh tế – Xã hội – Môi trường trong điều kiện về văn hóa và quản lý của địa phương (Hình 1); là cơ sở khoa học để đề ra những giải pháp về tổ chức – quản lý, kinh tế – xã hội, khoa học – kỹ thuậtnhằm góp phần quản lý bền vững tài nguyên rừng Vườn Quốc gia KonKa Kinh.
(Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 2 năm 2012, trang 2263-2272)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Đánh giá thực trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp do ủy ban nhân dân xã quản lý tại huỵện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
- Nghiên cứu vi sinh vật nội sinh và các hợp chất hóa học có hoạt tính kháng nấm gây bệnh ở các dòng Keo tai tượng khảo nghiệm tại Thừa Thiên Huế
- Xây dựng cơ sở khoa học đề xuất hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên tại vùng đệm vườn quốc gia Chư Mom Ray tỉnh Kon Tum
- Nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng kín ẩm thường xanh ẩm nhiệt đới tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú - Đồng Nai
- Đánh giá chất lượng rừng trồng Đước làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và cơ chế quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ