Ngày 22/4/2024, tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Hoàng Tiệp đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện, Ngành đào tạo: Quản lý tài n guyên rừng, Mã ngành: 9 62 02 11 với tên Luận án:“ Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng Trị ”. Người hướng dẫn Khoa học: GS. TS Võ Đại Hải; TS Hoàng Liên Sơn.
Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện có mặt đầy đủ với 07 thành viên do PGS. TS. Triệu Văn Hùng làm Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng đánh giá cao những đóng góp của luận án, cụ thể như sau:
- Luận án đã đạt được một kết quả chính sau đây: (i) Đánh giá được hiện trạng quản lý rừng bền vững của các HGĐ trong chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh Quảng Trị; (ii) Phân tích và đánh giá được các chính sách liên quan đến QLRVB và CCR, xác định được các khoảnh trống trong chính sách hiện hành; (iii) Từ kết quả các nghiên cứu trên, luận án đã đề xuất được một số giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô HGĐ tại tỉnh Quảng Trị.
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề tài luận án có các đóng góp mới như sau:
(1) Đã bổ sung một số luận cứ khoa học nhằm thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô HGĐ trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp tại Quảng Trị.
(2) Đã phát hiện được một số khoảng trống liên quan đến QLRBV và đề xuất được một số giải pháp góp phần thúc đẩy quản lý và phát triển rừng trồng bền vững quy mô HGĐ tại Quảng Trị.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
– Về khoa học: Luận án đã bổ sung luận cứ khoa học cho quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình.
– Về thực tiễn: Luận án đã đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu trong quản lý rừng trồng quy mô HGĐ, đồng thời đã đánh giá được tác động của các chính sách và biện pháp đã áp dụng đến phát triển rừng trồng và đề xuất được một số giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững tại Quảng Trị.
Sau khi tiến hành bỏ phiếu đánh giá với kết quả 7/7 phiếu tán thành, Hội đồng biểu quyết thông qua Nghị quyết kiến nghị Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cấp học vị tiến sĩ Lâm nghiệp cho NCS Nguyễn Hoàng Tiệp với sự nhất trí 100%.
Một số hình ảnh của buổi bảo vệ
TS Trần Lâm Đồng, Phó Giám đốc Viện trao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo cho Nghiên cứu sinh
Nghiên cứu sinh chụp ảnh cùng Hội đồng và người hướng dẫn Khoa học.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học và công nghệ giữa Bộ Khoa học & Công nghệ và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có thêm 02 Phó Giáo sư trẻ
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống thiết bị tự động điều khiển nhiệt độ và tốc độ khuấy dung dịch để sản xuất keo dán gỗ”.