Bùi Văn Ái
Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Dầu vỏ hạt Điều là sản phẩm phụ thu hồi trong quá trình chế biến hạt Điều với tỉ lệ khoảng 10 – 15% trọng lượng hạt. Một trong những hướng nghiên cứu là sử dụng nguyên liệu này làm chế phẩm bảo quản lâm sản.Dầu vỏ hạt Điều được hoạt hoá bằng cách sục khí Clo để nâng cao hiệu lực phòng chống côn trùng hại lâm sản. Các nghiên cứu tiếp theo đã lựa chọn dầu diezen làm loại dung môi để tạo chế phẩm bảo quản lâm sản dạng lỏng. Một số đặc tính cơ bản của chế phẩm đã được tiến hành nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đạt được đóng góp cơ sở khoa học để đưa loại chế phẩm bảo quản mới có nguồn gốc thực vật vào phục vụ sản xuất.
Từ khoá: chế phẩm bảo quản lâm sản, dầu vỏ hạt Điều
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong các nướcsản xuất hạt Điều với khối lượng lớn trên thế giới. Trong công nghiệp chế biến hạt Điều, dầu vỏ hạt Điều là sản phẩm phụ thu hồi trong quá trình sản xuất với tỷ lệ khoảng 10 – 15 % trọng lượng hạt. Dầu vỏ hạt Điều có thành phần hoá học gồm các phenol tự nhiên, được đánh giá là nguyên liệu phù hợp cho nhiều lĩnh vực công nghiệp để tạo sơn, keo dán, cao su biến tính… . Vai trò tự nhiên của dầu vỏ hạt Điều khi tồn tại trong hạt là bảo vệ nhân điều chống lại sự gây hại của côn trùng. Do đó, dầu vỏ hạt Điều đã được nghiên cứu sử dụng làm hoạt chất chính tạo chế phẩm bảo quản lâm sản theo hướng hoạt hoá dầu vỏ hạt Điều bằng khí clo. Hiệu lực phòng chống côn trùng gây hại lâm sản của dầu vỏ hạt Điều sau hoạt hoá đã được nâng cao hơn hẳn so với dầu nguyên liệu ban đầu.
Với hiệu lực và thành phần hoá học của dầu vỏ hạt Điều sau hoạt hoá, đề tài đã định hướng nghiên cứu sử dụng để tạo chế phẩm bảo quản lâm sản dạng dầu lỏng. Căn cứ vào các yêu cầu cơ bản đối với chế phẩm bảo quản lâm sản, các nghiên cứu lựa chọn loại dung môi để tạo chế phẩm và xác định một số đặc tính cơ bản của chế phẩm bảo quản từ dầu vỏ hạt Điều đã được tiến hành. Kết quả nghiên cứu đạt được sẽ làm cơ sở khoa học để đưa ra loại chế phẩm bảo quản mới có nguồn gốc thực vật vào phục vụ sản xuất.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Bước đầu nghiên cứu nâng cao khối lượng thể tích gỗ Hông ( Paulownia fortunei)
- Hiện trạng rừng, đất rừng và tình hình sử dụng tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
- Đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ ngập mặn ven biển dự án 661 tỉnh Thái Bình
- Tái sinh cây bản địa dưới tán rừng trồng và trên đất trống tại xã Nậm Lầu, Tỉnh Sơn La
- Đa dạng nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc tại vườn Quốc gia Ba Vì