Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) và cây Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy), làm cơ sở xây dựng các giải pháp kỹ thuật gây trồng

Trong 50 năm qua, rừng tự nhiên nước ta đã bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, do đó rừng ngày càng không đảm bảo đầy đủ các chức năng chủ yếu là bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp lâm sản và đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan văn hoá, xã hội. Cùng với các biện pháp khoanh nuôi và làm giàu rừng, trồng rừng mới là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Lâm nghiệp. Việc xác định cơ cấu cây trồng cho từng vùng là một việc làm quan trọng và cấp bách, đặc biệt là các loài cây lá rộng bản địa quý, hiếm có giá trị kinh tế cao. Cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) và cây Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy), là hai loài cây gỗ bản địa có giá trị kinh tế cao và trữ lượng lớn trong các rừng tự nhiên, có thể đáp ứng nhu cầu trồng rừng. Hàng chục năm trở lại đây, do giá trị thương phẩm của 2 loài gỗ này mà một số địa phương đã tiến hành trồng thử nghiệm dưới dạng làm giàu rừng. Tuy nhiên, việc mở rộng trồng 2 loài cây này trên quy mô lớn còn nhiều hạn chế do những tồn tại như: chưa xác định được các điều kiện gây trồng và các biện pháp kỹ thuật gây trồng phù hợp và việc cung cấp nguồn giống còn nhiều khó khăn, đặc biệt là bảo quản hạt và các kỹ thuật liên quan đến việc gieo tạo giống.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]