Nguyễn Xuân Hiên, Đỗ Vũ Thắng
Nguyễn Thị Minh Xuân
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Trên cơ sở tìm hiểu lý thuyết về sấy gỗ xẻ, đề tài tiến hành thực nghiệm sấy thanh gỗ Đước ở ba chế độ sấy (40 – 600, 50 – 700, 60 – 800C) để lựa chọn một chế độ sấy có chất lượng gỗ sau sấy tốt nhất cho gỗ Đước làm nguyên liệu sản xuất ván sàn. Kết quả cho biết gỗ Đước ngay sau khi chặt hạ và cưa xẻ có độ ẩm ban đầu thấp (43,84 – 44,91 %). Trong và sau quá trình sấy, gỗ dễ bị nứt vỡ, số lượng vết nứt trên thanh gỗ từ 3 – 11 vết, chiều rộng vết nứt 0.5 – 3 mm. Dựa vào kết quả chất lượng gỗ sau sấy ở ba chế độ sấy, đề tài đề xuất nên sấy gỗ xẻ gỗ Đước nói chung có chiều dày 25 mm và phôi thanh có kích thước 70* 25* 750 mm nói riêng với nhiệt độ sấy khoảng 40 – 600 C.
Từ khóa: Gỗ Đước, chế độ sấy, nguyên liệu sản xuất ván sàn
MỞ ĐẦU
Hiện nay, gỗ Đước đang được nghiên cứu sản xuất ván sàn, một loại hình sản phẩm dạng không phủ bề mặt (Finger Joint sawntimber), loại sản phẩm này yêu cầu nguyên liệu có chất lượng tương đối cao như: màu sắc đồng đều, không được mo móp cong vênh biến dạng và đặc biệt là nứt vỡ trong quá trình chế biến sử dụng. Một trong những qui trình kỹ thuật sản xuất ván sàn được nhiều cơ sở sản xuất thực hiện theo các bước: Gỗ tròn – cắt khúc – xẻ ván – xẻ thanh – sấy thanh – gia công thanh – gia công chi tiết – đánh nhẵn – hoàn thiện sản phẩm – nhập kho.Theo quá trình công nghệ này, gỗ xẻ không sấy ngay mà được tạo ra phôi thanh, sau đó tiến hành sấy các phôi thanh.Nhìn vào qui trình ở trên, ngoài công đoạn cưa xẻ, sấy gỗ là một công đoạn quan trọng mang tính chất quyết định đến chất lượng sản phẩm ván sàn, làm cho sản phẩm sử dụng lâu dài, có hình dạng và kích thước ổn định, có độ bền cơ học tốt, dễ gia công chế biến, có độ dẫn điện và nhiệt thấp … Đáp ứng được yêu cầu sử dụng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu để tìm chế độ sấy nhằm giảm thiểu khuyết tật, đặc biệt là nứt vỡ của gỗ Đước sau sấy, làm tăng chất lượng gỗ sấy, tháo gỡ những vướng mắc mà thực tế đang gặp phải là vấn đề cần thiết và cấp bách. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hànhđề tài: “Nghiên cứu lựa chọn chế độ sấy gỗ Đước làm nguyên liệu để sản xuất ván sàn”.
(Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1 năm 2011, trang 1760-1768)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ bột gỗ và nhựa PP (Polypropylen) đến tính chất Composite gỗ nhựa
- Thành phần loài mối (Isoptera) và đặc điểm gây hại đối với rừng trồng bạch đàn và keo
- Xây dựng quy trình công nghệ chưng cất tinh dầu Hồi trong phòng thí nghiệm làm cơ sở cho việc tính toán và thiết kế hệ thống chưng cất tinh dầu Hồi quy mô nhỏ
- Đánh giá sinh trưởng Bạch đàn Eucalyptus urophylla S.T Balake trồng thuần loài tại lâm trường Cao Lộc, làm cơ sở chọn loài cây trồng cho rừng sản xuất tỉnh Lạng Sơn
- Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Thông đỏ lá dài tại Lâm Đồng