Phạm Văn Bốn, Phạm Thế Dũng, Kiều Mạnh Hà
Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng cây con 6 tháng tuổi (có đường kính gốc trung bình 6mm, chiều cao 50cm) để trồng tốt hơn khi sử dụng cây giống 12 tháng tuổi về sinh trưởng và tiết kiệm được chi phí trong giai đoạn vườn ươm. Xuất xứ giống có vai trò quan trọng đối với rừng trồng, kết quả khảo nghiệm 2 xuất xứ từ Tuyên Quang và Phú Yên tại Bình Phước cho thấy, xuất xứ từ Tuyên Quang cho kết quả vượt trội so với xuất xứ Phú Yên. Mật độ trồng Thanh thất 1100 cây/ha cho kết quả tốt nhất. Kiểm soát cỏ dại dưới tán rừng bằng thuốc diệt cỏ cho kết quả tốt hơn rõ rệt so với biện pháp thủ công. Phân bón lót ảnh hưởng tích cực tới sinh trưởng của Thanh thất nhưng phân bón thúc lại không cho thấy được điều này. Nghiệm thức phân bón lót tốt nhất là F4 (100g NPK + 200g VSSG).
Từ khóa: Trồng Thanh thất, Bình Phước, Khánh Hòa.
MỞ ĐẦU
Thanh thất là cây gỗ lớn, mọc nhanh, có phân bố tự nhiên rộng khắp Việt Nam. Gỗ mềm, thớ thẳng, mịn, dễ bóc, sử dụng làm gỗ dán, bao bì, sản xuất diêm…, có thể thích hợp cho việc trồng rừng cung cấp nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến gỗ. Nhận thấy tiềm năng của loài cây này, năm 2007, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã giao cho Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Thanh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston) phục vụ kinh doanh gỗ lớn”. Nội dung chính của đề tài là: nghiên cứu kỹ thuật làm đất, tuổi cây giống, mật độ, bón phân và chăm sóc rừng. Bài báo sẽ trình bày những kết quả chính của các nghiên cứu này.
(Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 2 năm 2012, trang 2199-2206)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Ảnh hưởng của phân bón và ánh sáng đến sinh trưởng của cây Re gừng trong giai đoạn vườn ươm
- Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ che sáng và thành phần ruột bầu cây Lò bo (Brownlowia tabularis Pierre) giai đoạn vườn ươm
- Thể lệ viết và gửi bài đăng Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Đánh giá khả năng sử dụng hình số tự nhiên để xác định thể tích cho một số loài cây rừng tự nhiên khai thác chủ yếu ở vùng Tây Nguyên
- Nghiên cứu nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn ở các luân kỳ sau