Trong nhiều năm, Viện Khoa Học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu ghóp phần phát triển ngành Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.Quá trình hoạt động khoa học tiến hành theo từng giai đoạn.
Từ năm 1967 đến năm 1974 để tạo chất kết dính đã tiến hành nghiên cứu tổng hợpkeo Phenol-formaldehyd với nguyên liệu làphenol tạp Thái Nguyên thu hồikhi cốc hóa than đá. Để phục cho ván nhân tạo, đã tiến hành tổng hợp keo Urê-formaldehyd dùng cho ván nhân tạo trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Một số sản phẩm chế biến được nghiên cứu trong giai đoạn này bao gồm ván sợi ép từ phế liệu nứa sản xuất bằng phương pháp ướt với chất kết dính là keo phenol tạp Thái Nguyên. Đã tiến hành nghiên cứu cót dán cũng với chất kết dính này. Trong những năm này cũng đã tiến hành nghiên cứu biến tính một số loại gỗ mềm như Vạng trứng, Trám trắng bằng phương pháp nhiệt cơ và hóa nhiệt cơ.
Từ năm 1975 đến năm 1981 đã nghiên cứu thành công keo dịch kiềm đen Phenol-formaldehyd, dịch kiềm đen thu hồi được từ phế liệu sản xuất giấy. Đã xây dựng dược quy trình công nghệ sản xuất loại keo này. Kết quả đặc biệt của giai đoạn này là nghiên cứu quy trình công nghệ dán mặt ván dăm bằng ván lạng, bằng ván tre luồng bóc, nan trúcBắc Cạn và nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chế biến trúc Bắc Cạn để sản xuất đĩa .
Từ năm 1982 đến năm 1985 đã nghiên cứu xây dựng quytrình công nghệ tạo ván sợi ép từ gỗ, tre luồng bằng phương pháp kiềm lạnh. Để phục vụ công nghiệp sản xuất ván nhân tạo, đã tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ tổng hợp keo Phenol-formaldehyd từ phenol thu hồi trong quá trình nhiệt phân gỗ. Đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất chất tạo màng dạng Copal nhân tạo và nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất ván luồng.
Từ năm 1986 đến năm 1992 đã nghiên cứucông nghệ và tuyển chọn thiết bị để sản xuất ván ốp tường, ván sàn bằng tre nứa. Đề tài đã chọn được các thông số nhiệt độ làmmềmđể cán phẳng tretrên trục, sửdụng các loại hóa chất để chống mốc, chống mọt nhưng vẫn giữ được mầu xanh tự nhiên của tre. Đề tài đã tạo được sản phẩm kết hợp giữa tre, nứa và ván bóc để tạo ra các tấm ốp tường, công nghệ tạo vật liệu loại này đơn giản, có thể sản xuất quy mô lớn. Sau khi nghiên cứu công nghệ, đề tài đã đề xuất 1 dây truyền công nghệ sản xuất vật liệu trang trí nội thất sử dụng nguyên liệu tre, nứa.
Đã tién hành nghiên cứu biến tính gỗ khối lượng thể tích thấp làm thoi dệt vải. Đề tài thuộc chương trình cấp ngành 04B”Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng”. Đề tài đã xác định được gỗ Mỡmột loại gỗ rừng trồng có khả năng biến đổi tính chất để làm thoi dệt vải. Thoi dệt từ gỗ Mỡ biến tính trung bình dệt được 600 m2 /Thoi.
Từ năm 1992 đến nay nghiên cứu cải tiến kiểu lò sấy gỗ, đã tạođược lò sấy gỗ cấu trúc đơn giản, hiệu quả cao. Loại lò sấy gỗ này có bộ ngưng tụ đểloại bớt hơi ẩmtrước khi trở lại quạt ly tâm để sử dụng lại. Lò sấy cải tiến có dung tích sấy 2 m3 ,có thể điều chỉnh nhiệt độ sấytrong khoảng 40-750C , độ ẩm môi trường 85-27%, tốc độ gió thổi qua đống gỗ 1,5 ; 2,5và 4 m/gy. Lò sấy có thể sử dụng để nghiên cứu thử nghiệm xây dựng chế độ sấy gỗ chất lượng cao.
Đã nghiên cứu công nghệ ván dán định hình, đề tài đã tuyển chọn gỗ Trám trắng, Trám hồng, Mỡ, Thông đuôi ngựalàm nguyên liệu gỗ bóc.Phenolformaldehyd và Uremelaminformaldehydlà 2 loại chất kết dính sử dụng cho ván dán định hình. Đề tài đã xây dựng các chế độ épriêngbiệt cho từng loại gỗ đã tuyển chọn. Xây dựng được công nghệ sản xuất các mặt cong của ghế tựa với lượng keo tối ưu.
Đã nghiên cứu hoàn chỉnh quy trình công nghệ khai thácvận chuyểngỗ từ vùng nguyên liệurừng trồng Hoàng Liên Sơn về nhà máy giấy bãi bằng. Đề tài đã xây dựng được những luận cứ để chọn các phương án vận chuyển hợp lý và có kiến nghị đầu tư cho phương án thiết kế thiết bị bốc dỡ cho cảng 15 và cho các đội sản xuất trên cơ sở các thiết bị hiện có trong nước. Đã đề xuất phương pháp tính lực căng của của đường cáp, từ đó đã tận dụng thêm 30-40% tải trọng. Đã đềra phương pháp tính cự ly gom gỗ tối ưu để thiết kế quy trình công nghệ cho đường cáp lưu động. Nghiên cứu thiết bị vận xuất, bốc dỡ và vận chuyển gỗ rừng trồng. Trên địa hình dốc, việc khai thác gỗ thường gặp nhiều khó khăn. Vận chuyển gỗ bằng đường cáp lưu động, gỗ thường tập trung ở chân đường cáp gây cản trở cho công việc tiếp theo. Trên những đoạn đường nhánh, cự ly 12-15 Km do chất lượng đường không tốt,tốc độ vận chuyển chậm, thời gian lưu gỗ ở bãi Ilâu. Để giải quyết những tồn tại trên, đề tài đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị vận chuyển gỗ bằng đường cáp kéo gỗ lên Rơ-mooc trên 1 khoảng cách ngắn. Thiết bị tổng hợp này có thể vậnchuyển cây gỗ dài trên 8 m tại những khu rừng có độ dốc lớn hơn 120 . Với thiết bị do đề tài thiết kế và chế tạo, năng suất bốc gỗ đạt 3,4 m3/h, năng suất xếp đống 8,2 m3 /h , chi phí nhiên liệu bốc-dỡ gỗ 1,27 lít/m3 .
Đã nghiên cứu chế tạo và khảo nghiệm sản xuất thiết bị vận xuất, bốc dỡ, vận chuyển để khai thác vùng nguyên liệu giấy, vùng gỗ nhỏ rừng trồng. Thiết bị để vận xuất, bốc và vận chuyển gỗ nhỏ rừng trồng với động lực là máy kéo bánh hơi MTZ-50. Thiết bị chuyên dùng để chở, gom và tự bốc gỗ gồm Rơ-mooc, tời và cơ cấu nâng gỗ thủy lực. Tải trọng lớn nhất của Rơ-mooc 1 trục là 40 KN . Kích thước phần chứa gỗ của Rơ-mooc1,8x4x1 (m). Thiết bị được thiết kế và chế tạo thử đã làm việc tốt, có khả năng gom gỗ từ xa, tự bốc gỗ lên Rơ-mooc xếp cao thành nhiều lớp và vận chuyển với tải trọng thiết kế.
Do đặc điểm rừng trồng có đường kính cây nhỏ, chu ký khai thác ngắn. Do thực hiện giao đất, giao rừng cho dân, việc khai thác gỗ bị phân tán. Vì thế, sử dụng máy băm dăm lưu động, công suất nhỏ sẽ phù hợp thực tế . Đã tiến hành nghien cứu lựa chọnkiểu máy băm dăm lưu động của Phần Lan loại HJ-10 với đầu máy kéo Volvocông suất động cơ 20,5 mã lực. Năng suất băm dăm 3-5 m3 /g. Dăm gỗ có kích thước 16x6x25 (mm). Máy băm dăm kiểu đứng, nạp gỗ bằng thủ công, đẩy gỗ theo trọng lượng. Máy băm dăm đã được nhiều cơ sở băm dăm giấy sử dụng mang lại hiệu quả kinh tế.
Đã tiến hành nghiên cứu xây dựng quy trình xẻ và chế độ sấy hợp lý gỗ bạch đàn và tràm bông vàng làm nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh và mộc xây dựng. Đề tài đã xác định sơ đồ xẻhợp lý để đạt được tỷ lệ thành khí cao nhất.
Đã tiến hành nghiên cứu thăm dò tạo ván mùn cưa không sử dụng chất kết dính. Do tác động của nhiệt độ và áp suất, các thành phần của gỗ xuất hiện những mối liên kết hóa học bền vững, chủ yếu dựa trên các phản ứng thủy phân giữa các nhóm chức của Hemixenluloza, lignin, tanin v.v… Các phản ứng tạo ra chất kết dính, các chất này đóng vai trò liên kết các phần tử gỗ với nhau. Khi tạo ván, độ ẩm nguyên liệu biến động trong khoảngW = 22,5-43,17% . áp lực épP = 42 Kg/cm2 . Nhiệtđộ ép t0= 2000 C . Thời gian ép t = 2-3 phút/mm chiều dầy. Chiều dầy của ván ép trong khoảng S = 4-7 mm. Ván ép thí nghiệm có khối lượng thể tích trên 900 kg/ m3 . ứng suất uốn tĩnh tăng dần theo độ ẩm ban đầu của nguyên liệu trong khoảng từ53,53 đến 83,28 Kg/cm3, mức độ trương nở chiều dầy biến động trong khoảng 78,63 đến 53,56 %.
Đã tiến hành nghiên cứu một số tính chất cây bạch đàn nhằm sử dụng tổng hợp loại gỗ đang được trồng nhiều ở Việt Nam. Đã xác định thành phần hóa học của bạch đàn.Xác định được tính chất vật lý của bạch đàn trắng, tuổi cây 23 năm, đường kính tối đa 47.5 cm, đường kính tối thiểu 12 cm, tỷ lệ cành ngọn 35 % , tỷ lệ vỏ 18-20 %. Khi xẻ, tỷ lệ sản phẩm gỗ xẻ đạt 50,93 %, bìa bắp 40,41 %, mùn cưa 8 %. Mức độ biến dạng ở gần tâm gỗ rất lớn, gỗ bị xoắn và nứt nẻ nhiều. Theo thời gian, gỗở vùng gần tâm gỗ tiếp tục bị biến dạng .
Đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm biến dạng của các thanh gỗ ghépvà tính chất bám dính của 2 loại gỗbạch đàn và tràm bông vàngkhi tạo ván ghép . Nguyên liệuđể xẻ thanh là gỗ xẻ, chiều dầy của hộp gỗ S = 5 cm. Độ ẩm trung bình W = 8-9 %. Với chiều dài 1m , các thanh gỗ ghép bạch đàn có hiện tượng biến dạng cong cả theo chiều dầy và chiều rộng, các thanh gỗ tràm bông vàng hầu như không có sự biến dạng . Khi nghiên cứu khả năng bám dính của các thanh gỗ bạch đàn, tràm bông vàng, đề tài đã sử dụng loại keo bột WP do Wood master Private Enterprise PTE sản xuất và keo FN-309 do xưởng Hóa công nghiệp Sơn Đông Trung Quốc sản xuất . Khi dán các thanh gỗ bằng keo WP , độ bền trượt của màng keo với gỗ bạch đàn đạt 122,6 kg/cm2, với gỗ tràm bông vàng đạt99, 2 kg/cm2 . Khi dán sử dụng keo FN-309 để dán các thanh gỗ, độ bền trượt của màng keo vớigỗ bạch đàn đạt 31,91 kg/cm2 , với gỗ tràm bông vàng đạt 25,27 kg/cm2. Lượng keo sử dụng 200-300 gr/m2 , áp lực ép khi dán p = 2-4 kg/cm2 , thời gian giữ áp lực t = 2-3 giờ.
Dừa nước mọc nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, cọng dừa nước là phế liệu sau khi thu hoạch là dừa.Cọng dừa nước được băm nhỏ thành dăm, sau đó được rửa sạch muối và phèn bằng cách ngâm dăm trong nước lạnh và rửa bằng máy ly tâm. Sau khi rửa, dăm được được sấy khô. Để tạo ván, dăm cọng dừa nước được trộn với chất kết dính dạng Ure-foormaldehyde. Ván với khối lượng Thể tích 730 kg/m3 có độ bền uốn tĩnh 121 kg/cm2 , độ dãn nở dầy sau 24 giờ ngâm nước 15.5%. Ván ép cọng dừa nướctương tự như ván dăm gỗ có thể cưa dễ dàng, đánh nhẵn, bắt vít, đóng đinh, dán các vật liệu trang trí bề mặt. Có thể dùng ván cọng dừa nước để làm vật liệu trang trí nội thất và đóng đồ mộc gia dụng.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, nhiệt độ thay đỏi trong khoảng rộng. Các loại vật liệu tổng hợp như các loại chất kết dính rất dễ bị lão hoá, vật liệu sẽ bị phá huỷ. Thời gian sử dụng loại vật liệu nhân tạo như ván dăm, ván sợi sẽ ngắn đi. Để hạn chế tác động của khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt, đã tiến hành đề tài nghiên cứu nâng cao chất lượng và khả năng chống ẩm cho ván dăm. Kết quả đã tạo được loại ván dăm có khả hạn chế được tác động của độ ẩm không khí với độ hút nước và dãn nở dầy thấp hơn so với loại ván thương mại với tính chất vật lý được nâng cao hơn. Mặt khác, một số loại ván dăm sản xuất bằng loại gỗ mềm, có tính chất cơ vật lý không cao.
Trong thời gian gần đây do có gỗ rừng trồng bắt đầu được sử dụng như nguồn nguyên liệu chính của ngành chế biến lâm sản, đã tiến hànhcác đề tài nghiên cứu đánh giá chất lượng gỗ rừng trồng. Mục đích nghiên cứu nhằm xác định các tính chất công nghệ của cây gỗ sử dụng cho các sản phẩm ván nhân tạo như ván dăm, ván ghép thanh, ván sợi. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ ghóp phần khẳng định khả năng sử dụng của 1 số loạigỗ rừng trồng phục vụ công nghiệp sản xuất ván nhân tạo.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống thiết bị tự động điều khiển nhiệt độ và tốc độ khuấy dung dịch để sản xuất keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu cải tiến thiết bị bẫy đèn diệt côn trùng gây hại cây trồng nông lâm nghiệp có hiệu quả cao và sử dụng điện năng lượng mặt trời”
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Hoàn thiện công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ tách lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy và sử dụng để tạo keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất gỗ khối chất lượng cao từ một số loại gỗ rừng trồng phục vụ sản xuất đồ mộc nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ“.