Nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ loài Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam

Đoàn Đình Tam

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu khảo nghiệm được tiến hành tại 4 tỉnh đại diện cho 4 vùng sinh thái là Sơn La, Bắc Giang, Quảng Trị và Gia Lai với 6 xuất xứ. Mỗi lâm phần, chọn 10-15 cây mẹ có từ 2 năm sai quả trở lên. Các thí nghiệm trồng khảo nghiệm được bố trí với 4 lần lặp, mỗi công thức là một xuất xứ, với 49 cây. Các lần lặp đều đảm bảo đầy đủ các xuất xứ. Bón lót 0,2kg phân NPK tỷ lệ 12:5:10/hố, bón thúc 0,1 kg/hố phân NPK tỷ lệ 12:5:10. Đến năm thứ 2, duy trì độ tàn che từ 0,3- 0,4%.Kết quả khảo nghiệm xuất xứ cho thấy xuất xứ Vối thuốc ở Điện Biên là xuất xứ có triển vọng cho khu vực miền núi phía Bắc: tại Sơn La có tỷ lệ sống đạt 54,9%, D00 đạt 1,58cm và Hvn đạt 118,5cm; Bắc Giang: tỷ lệ sống đạt 83,3%, D00 đạt 1,32cm và Hvn đạt 109,8cm); xuất xứ Bắc Giang phù hợp cho các tỉnh vùng Tây Nguyên, tại Gia Lai tỷ lệ sống 52,8%, D00 đạt 1,96cm, Hvn đạt 117,3cm.

Từ khóa: Khảo nghiệm, Xuất xứ, Vối thuốc

ĐẶT VẤN ĐỀ

Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) thuộc họ Chè (Theaceae), là loài cây gỗ lớn, thân thẳng tròn đều, đơn trục, không có bạnh vè, có phân bố rộng và đa tác dụng. Gỗ có màu nâu rất đẹp, nặng, bền chắc, không bị cong vênh và mối mọt, được dùng làm cột nhà, đồ gia dụng. Vỏ, lá và rễ cây được dùng để chữa bệnh và sản xuất các chế phẩm công nghiệp. Đây là các loài cây bản địa rất có triển vọng cho việc trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng đang được tiến hành khá mạnh mẽ ở nước ta nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế của rừng và phát huy lợi thế sẵn có của từng địa phương. Các nghiên cứu về Vối thuốc hiện nay mới chỉ tập trung vào các biện pháp kỹ thuật gây trồng và chưa có tác giả nào nghiên cứu về khảo nghiệm giống các loài cây này và chưa có nguồn giống Vối thuốc nào được tuyển chọn và công nhận cho các vùng lâm nghiệp, ngoài xuất xứ giống Vối thuốc tại Lào Cai được công nhận năm 2002. Tuy nhiên, xuất xứ này cũng chỉ có phạm vi hẹp cho vùng Trung tâm Bắc Bộ. Đây là một tồn tại lớn cần được giải quyết, đảm bảo phát triển bền vững cây Vối thuốc. Vì vậy, việc nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ loài Vối thuốc là cần thiết và có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]