Bùi Chí Kiên, Trấn Tuấn Nghĩa
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tóm tắt
Trên cơ sở nghiên cứu xác định ứng suất sinh trưởng và độ co ngót lớn của gỗ rừng trồng là các nguyên nhân chính gây ra các khuyết tật như cong vênh, nứt vỡ, móp méo… cho gỗ sấy và dựa vào kết quả của các công trình nghiên cứu về sấy gỗ rừng trồng ở trong và ngoài nước, các tác giả đã đề cập tới cách tiếp cận, phương pháp bố trí thí nghiệm và sử lý số liệu để hoàn thiện chế độ sấy gỗ Bạch đàn, Keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Các chế độ sấy này đã được sấy thử nghiệm tại lò sấy gỗ của trung tâm CNR đạt kết quả tốt và cũng đã được chuyển giao cho một số cơ sở sản ở khu vực phía Bắc.
Từ khoá: ứng suất sinh trưởng, chế độ sấy gỗ rừng trồng
Mở Đầu
Sấy gỗ là một quá trình phức tạp. Nó diễn ra dưới tác động của hàng loạt các diễn tiến vật lý: sự trao đổi nhiệt giữa môi trường sấy và gỗ sấy, sự chuyển dịch ẩm từ trong lòng ra bề mặt của thanh gỗ sấy, sự trao đổi ẩm giữa bề mặt của thanh gỗ sấy và môi trường sấy.
Người ta đã phân ra các dạng và phương pháp sấy gỗ khác nhau, trước hết dựa trên đặc điểm truyền nhiệt của các thiết bị sấy. Theo đặc điểm này có 4 dạng sấy: đối lưu nhiệt, truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và nhiệt điện từ. Phương pháp thông dụng và hiệu quả nhất trong công nghiệp sấy gỗ là sấy đối lưu nhiệt, với các chất dẫn sấy là không khí, hơi quá nhiệt, khí đốt trong các lò sấy qui chuẩn….
Tin mới nhất
- Tham vấn các bên liên quan về Đánh giá rủi ro khu vực (RRA) của Chương trình sinh khối bền vững (SBP) tại Việt Nam
- Hội thảo Tham vấn Báo cáo đánh giá rủi ro vùng nguyên liệu theo Tiêu chuẩn SBP
- Hội thảo Công nghệ giám định gỗ DART-TOFMS của Hoa Kỳ – Bước tiến giúp minh bạch hóa chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp ở Việt Nam
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG CHUYÊN GIA
- Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Viện Nghiên cứu Vườn thực vật quốc gia Hàn Quốc (KoAGI) với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS)