Trấn Tuấn Nghĩa, Bùi Chí Kiên
Trung tâm NC & CGKT Công nghiệp rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tóm tắt
Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được từ các đợt khảo sát thực trạng trồng, sử dụng, chế biến gỗ rừng trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc và thông qua việc tìm hiểu kết quả của các công trình nghiên cứu chế biến gỗ rừng trồng ở trong và ngoài nước, nhóm tác giả đã đề xuất các công nghệ chế biến gỗ rừng trồng cho các tỉnh miền núi phía Bắc. Những đề xuất này đã được các cán bộ nghiên cứu, quản lý tham giaHội thảo Chiến lược phát triển nguyên liệu gỗ rừng trồng cho các tỉnh miền núi phía Bắc (5/2004) và Hội đồng Khoa học công nghệ Bộ NN&PTNT (11/2005) đánh giá là phù hợp với địa hình và thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện tại của vùng sinh thái.
Từ khoá: Công nghệ, rừng trồng, chế biến gỗ
Mở đầu
Chúng ta đều biết, công nghệ hữu hiệu nhất chế biến gỗ rừng trồng chủ yếu là sản xuất ván nhân tạo (ván dăm, MDF, ván dán và ván ghép thanh), sản xuất giấy – bột giấy. Tuy nhiên, cho đến nay việc sử dụng gỗ rừng trồng ở Việt Nam nói chung, ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng, chủ yếu là sản xuất giấy — bột giấy, xuất khẩu dăm thô, sản xuất ván nhân tạo (ván dăm, MDF) còn ít và sản xuất đồ mộc thì hầu như không đáng kể. Các số liệu cụ thể, xem bảng 1 và bảng 2 …
Đề tài trọng điểm cấp ngành: “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và cải tiến một số thiết bị chế biến tổng hợp gỗ rừng trồng qui mô nhỏ, áp dụng cho miền núi” được thực hiện trong thời gian 36 tháng (6/2002 — 6/2004). Nghiên cứu đề xuất công nghệ chế biến gỗ rừng trồng cho các tỉnh miền núi phía Bắc, là một trong các nội dung nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu
-Khảo sát thu thập số liệu về thực trạng trồng, sử dụng, chế biến gỗ rừng trồng tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
-Tìm hiểu tập hợp các kết quả của các công trình nghiên cứu chế biến gỗ rừng trồng ở trong và ngoài nước.
-Phân tích sử lý số liệu theo phương pháp chuyên gia để đưa ra đề xuất công nghệ phù hợp chế biến gỗ rừng trồng cho các tỉnh miền núi phía Bắc.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Điều tra, đánh giá xác định tập đoàn cây trồng rừng sản xuất có hiệu quả trên các dạng lập địa chủ yếu trong các vùng kinh tế lâm nghiệp toàn quốc
- Đánh giá ảnh hưởng của cây công nghiệp thân gỗ (Cà phê)
- Thăm dò ảnh hưởng của liều lượng phối hợp phân lân hữu cơ sinh học sông Gianh và phân khoáng DAP đến sinh truởng của Keo lai trên nền đất rừng Tân Lập tỉnh Bình Phước
- Nghiên cứu trữ lượng các bon thảm tươi và cây bụi: Cơ sở để xác định đường các bon cơ sở trong các dự án trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam
- Định hướng xây dựng hệ phân loại đất ngập nước của Việt Nam