Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển rừng ngập mặn và rừng tràm tại khu vực phía Nam

Ngô Đình Quế và ctv

Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm khôi phục và phát triển rừng ngập mặn và rừng Tràm ở Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng thực hiện từ năm 2000 đến năm 2003. Trên cở sở kết quả điều tra, đánh giá thực địa đề tài đã đề xuất tiêu chuẩn phân chia rừng ngập mặn phòng hộ và rừng mặn sản xuât ven biển; Tiêu chuẩn phân chia lập địa rừng Tràm; Đề xuất các giải pháp và xây dựng mô hình khôi phục và phát triển rừng ngập mặn và rừng Tràm ở Việt Nam. Bài viết này trình bày các kết quả nghiên cứu cho khu vực ven biển phía nam Việt Nam.

Từ khóa:Rừng ngập mặn, rừng Tràm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước ta là một trong số ít nước trên thế giới có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và rừng Tràm rất độc đáo của vùng đất ngập nước. Vai trò và ý nghĩa kinh tế, xã hội, môi trường của rừng ngập mặn và rừng Tràm đã được khẳng định trong nghiên cứu và trong thực tiễn không những ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt nơi có rừng ngập mặn. Diện tích rừng ngập mặn và rừng Tràm giảm mạnh trong một số năm qua do việc phá rừng nuôi tôm vì lợi ích kinh tế trước mắt và cháy rừng Tràm khó kiểm soát được đã gây nên những hậu quả xấu về môi trường và thiệt hại về kinh tế (các vuông tôm bị bỏ hóa, ô nhiễm nguồn nước và đất, hạn chế lưu thông thủy triều phèn hóa và mặn hóa các vùng lân cận, nguồn than bùn bị cháy,…) mà nhiều nơi cho tới nay chưa thể khắc phục được.

Chính vì vậy nhiều vấn đề khoa học công nghệ được đặt ra phải nghiên cứu giải quyết nhằm nhanh chóng khôi phục hai hệ sinh thái đặc biệt quan trọng này ở vùng đất ngập nước và đề tài độc lập cấp nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển rừng ngập mặn và rừng Tràm tại một số vùng phân bố ở Việt Nam” được Bộ KHCN và MT phê duyệtvà tiến hành từ tháng 4/2000 do Viện KHLN Việt Nam chủ trì thực hiện.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 334-346)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]