Phạm Thế Dũng, Hoàng Văn Thơi
Lê Thanh Quang, Trần Thanh Cao
Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Rừng ngập mặn Cần Giờ sau 30 năm khôi phục đã nảy sinh những vấn đề cần quan tâm về kỹ thuật lâm sinh như sinh trưởng kém, sâu bệnh hại, cây đổ gãy; các yếu tố môi trường về chất lượng nuớc và đất, thủy triều đã biến đổi theo hướng tiêu cực. Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng rừng và môi trường làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp để sữ dụng hiệu qủa hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ.
Từ khóa: Rừng Đước, rừng phòng hộ, kỹ thuật lâm sinh, hệ sinh thái rừng ngập mặn
MỞ ĐẦU
Rừng phòng hộ Cần Giờ (RPHCG), Tp. Hồ Chí Minh chủ yếu là rừng trồng thuần loài có qui mô lớn, với loài cây chính là Đước chiếm 97% diện tích rừng trồng. Cũng như các loài cây trồng thuần loài khác, sau 30 năm tồn tại và phát triển, rừng Đước cũng đã nảy sinh những vấn đề kỹ thuật cần quan tâm. Trước hết, việc khai thác tiềm năng của vùng kinh tế biển trên các lĩnh vực công nghiệp, giao thông, thuỷ sản, du lịch… đã có những tác động không nhỏ đến sự phát triển của RPHCG. Ngoài ra, những biến đổi về sinh trưởng, phát triển của chính bản thân quần thụ rừng đã là những nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm chất lượng rừng. Đã có hiện tượng biến đổi của một số yếu tố môi trường qua các chỉ số nhạy cảm như độ mặn, phèn của đất. Tình hình sâu hại cũng khá nghiêm trọng trên một số diện tích rừng, cây đổ gãy do gió bão, sâu bệnh…làm cho tình hình vệ sinh của rừng không được cải thiện.
Nghiên cứu ” Đánh giá chất lượng rừng Đước trồng thuần loại và đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và cơ chế quản lý nhằm phát triển bền vững RPH Cần Giờ” đã góp phần làm rõ căn cứ khoa học, kinh tế-xã hội nhằm hát huy tốt nhất vai trò bảo vệ sinh thái của RPHCG.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 277-293)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra (Docynia indica Willich) tại miền núi phía Bắc
Các tin khác
- Kết quả nghiên cứu gây trồng cây Cọc rào (Jatropha curcas) làm nguyên liệu sản xuất dầu diesel sinh học tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng Xà cừ lá nhỏ (Swietenia microphylla) cho năng suất cao nhằm cung cấp gỗ lớn trong vùng Đông Nam bộ
- Kết quả nghiên cứu gây trồng Thục quỳ, Chiêu liêu nước và Thúi ở vùng Đông Nam bộ
- Cây Tếch ở Việt Nam, thực trạng và triển vọng trong nghiên cứu và sản xuất lâm nghiệp
- Kết quả nghiên cứu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) tái sinh tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang