Nguyễn Xuân Hiên, Nguyễn Xuân Quyền
Nguyễn Thị Minh Xuân
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Từ thực tế sấy gỗ và sản xuất ván ghép thanh từ gỗ Bạch đàn trắng cho biết: Nhược điểm lớn nhất của gỗ trong quá trình sấy là mo móp và nứt vỡ làm giảm hiệu quả sử dụng. Trên cơ sở xác định nguyên nhân gây nứt vỡ khi sấy, sấy thăm dò mẫu thớt (50*30*50) mm ở nhiệt độ và độ ẩm (T0, φ%) của môi trường sấy khác nhau trước khi sấy phôi thanh, xác định mức độ mo móp và nứt vỡ mẫu thớt theo thời gian, từ đó xây dựng biện pháp xử lý trước sấy cho phôi thanh để giảm mức độ nứt vỡ và nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ.Từ khoá: Xử lý trước sấy, phôi thanh gỗ Bạch đàn trắng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh)là một trong số loài cây rừng trồng mọc nhanh được chú ý phát triển làm nguyên liệu phục vụ công nghiệp Chế biến gỗ. Hiện nay gỗ Bạch đàn trắng đang được nghiên cứu tạo ván ghép thanh dạng không phủ bề mặt (Finger Joint sawntimber). Trong quá trình chế biến và sản xuất cho biết: Nhược điểm lớn nhất của gỗ Bạch đàn trắng là dễ bị nứt vỡ ngay sau khi chặt hạ, khicưa xẻ và trong quá trình sấy. Nhược điểm này làm giảm hiệu quả sử dụng gỗ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm biện pháp xử lý gỗ trước sấy nhằm giảm thiểu khuyết tật nứt vỡ của gỗ sau sấy, làm tăng chất lượng gỗ sấy, tháo gỡ những vướng mắc mà thực tế đang gặp phải là vấn đềcần thiết và cấp bách. Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu giải pháp xử lý trước khi sấy gỗ xẻ Bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis Dehnhđể hạnchế nứt đầu”với mục tiêu nghiên cứu là:Xác định mối quan hệ giữa trạng thái (T0, φ%) của môi trường sấy và khuyết tật nứt của gỗ xẻ Bạch đàn trắng. Trên cơ sở đó đề xuất một biện pháp kỹ thuật xử lý gỗ xẻ trước khi sấy để hạn chế nhược điểm này.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nghiên cứu xử lý bề mặt (tẩy mầu) gỗ keo tai tượng làm nguyên liệu để sản xuất đồ mộc
- Kết qủa giâm hom Hồng Quang và Thông lông gà phục vụ bảo tồn nguồn gen
- Kết quả điều tra thực trạng trồng và phát triển cây Sở ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam
- Kết quả nghiên cứu tỉa thưa rừng đước trồng phục vụ nông-lâm-ngư kết hợp tại Cà Mau (Rhizophora apiculata)
- Tiêu chí xã hội trong quản lý rừng bền vững ở Tây Nguyên