Nghiên cứ chọn giống và nhân giống Hồi

Nguyễn Huy Sơn

Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hồi (Illicium verum HooK) là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. Tinh dầu hồi là nguyên liệu quý trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm. Hơn nữa, hồi là cây đặc hữu chỉ có ở một số ít nước trên thế giới, nên tinh dầu hồi còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Ở nước ta hồi được trồng tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, đa số rừng hồi được trồng bằng giống chưa được chọn lọc. Hiện nay, cây hồi là một trong những loài cây trồng chính trong chương trình 5 triệu ha và cũng là cây xoá đói giảm nghèo chủ yếu cho đồng bào các dân tộc vùng sâu vùng xa ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở Lạng Sơn.

Chọn giống và nhân giống là 2 nội dung rất quan trọng không thể thiếu được trong quá trình cải thiện giống cây rừng nói chung và cải thiện giống hồi nói riêng. Các công trình nghiên cứu chọn tạo giống hồi ở cả trong và ngoài nước hiện nay rất ít so với các loài cây khác. Có lẽ do cây hồi không những lâu ra quả (từ khi trồng đến khi ra hoa thường là từ 7-8 năm) mà chu kỳ sai quả còn khá dài (thường từ 3-4 năm). Hơn nữa, hồi là cây có tinh dầu rất khó nhân giống bằng phương pháp sinh dưỡng, phạm vi phân bố lại rất hẹp nên ít người quan tâm. Duy nhất chỉ có một công trình nghiên cứ về nhân giống hồi bằng hom cành của Nguyễn Ngọc Tân và các cộng sự (1984), nhưng kết quả mới chỉ có đạt được và dừng lại ở việc nhân giống hom cho cây hồi 2 tuổi giai đoạn vườn ươm, nên ít có ý nghĩa trong công tác cải thiện giống. Cho đến nay, nghiên cứu chọn và tạo giống hồi có năng suất cao chưa thấy tác giả nào đề cập tới một cách có hệ thống.

Vì vậy, đặt vấn đề nghiên cứu chọn giống hồi có năng suất chất lượng cao là việc làm cần thiết và cấp bách. Đây là một trong những nội dung đã được đề cập tới trong đề tài thuộc chương trình 661 thực hiện trong giai đoạn 1999-2003.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp khu vực phía Bắc trang 116-122)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]