Nguyễn văn Chiến
Đoàn Công Chính
Phan Văn Huống
Trung tâm KH&SX Lâm nghiệp Đ.N.Bộ
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Vào những năm cuối thập kỷ 90 công nghệ sản xuất cây giống bằng mô hom phục vụ trồng rừng được Nhà nước quan tâm đầu tư mạnh mẽ. Từ những kết quả ban đầu của những khu rừng trồng bạch đàn, keo lai bằng mô hom cho thấy chất lượng rừng trồng đã được cải thiện, năng suất rừng tăng lên đáng kể, từ đó cây trồng rừng bằng mô hom đã dần dần thay thế cây trồng rừng bằng hạt ở nhiều nơi trong cả nước. Tuy nhiên, nhu cầu về cây giống phục vụ trồng rừng hằng năm thì quá lớn mà thực tiễn sản xuất cây hom thì chưa thể đáp ứng đủ. Hạn chế đó bị chi phối bởi cả hai mặt về qui mô sản xuất và giá thành sản phẩm.
Công nghệ giâm hom trong nhà cùng với những biện pháp kỹ thuật như cắm hom trên giá thể bằng cát, sau đó nhổ cấy chuyền vào bầu đất trên lý thuyết là thuận lợi cho sự ra rễ của hom giâm ở giai đoạn ban đầu, song trong thực tiễn sản xuất ứng dụng kỹ thuật này vào giâm hom cây hom keo lai tại Đông Nam Bộ đã có những bất lợi đáng kể do nhiều nguyên nhân khác nhau làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm cây hom xuất vườn như: tỉ lệ hao hụt cây hom trong quá trình cấy chuyền vào bầu, tỉ lệ ra rễ giảm xuống vì thiếu ánh sáng khi mái che tôn nhựa của nhà giâm hom bị mờ đục, hoặc nấm bệnh phát triển mạnh do không được thông thoáng.v.v… và chi phí đầu tư xây dựng hệ thống nhà giâm hom phục vụ sản xuất khá tốn kém. Đó là những vấn đề đã được quan tâm nghiên cứu tại TT KHSXLN Đông Nam Bộ trong thời gian qua để tìm ra giải pháp tốt hơn nhằm nâng cao hiệu suất sản xuất cây hom keo lai đáp ứng nhu cầu cây giống phục vụ trồng rừng hiện naytại Đông Nam Bộ.
1. Các nội dung nghiên cứu chính
1.1. Ảnh hưởng của thành phần giá thể đến sự ra rễ của hom giâm
* Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
– Nguồn vật liệu sử dụng làm giá thể được chọn là đất tầng B, cát sông, cám xơ dừa.
-Phương pháp nghiên cứu: thiết lập 6 công thức thí nghiệm theo các tỉ lệ như sau:100% đất tầng B (NT1), 100% cát sông (NT2), 100% cám xơ dừa(NT3), 50% đất tầng B + 50% cát sông (NT4), 50% đất tầng B + 50% cám xơ dừa (NT5), 50% cát sông+ 50% cám xơ dừa (NT6). Bố trí 3 lần lặp lại, dung lượng mẫu: 30 cây/NT/LLL. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá về tỉ lệ ra rễ, thời gian ra rễ, đo đếm theo định kỳ 3 ngày/lần. Các thí nghiệm được phân tích và xử lý số liệu trên phần mầm thống kê chuyên dùng MSTATC.
* Kết quả nghiên cứu: từ bảng 1 cho thấy tỉ lệ ra rễ của hom giâm vào các loại giá thểđều xấp xỉ ngang nhau, chúng đều đạt tỉ lệ ra rễ rất cao (trên 92%). Trong đó, hai loại giá thểø 100% đất tầng B và 100% cát sông có tỉ lệ ra rễ cao nhất: 98% và 97,8%. Thời gian hom ra rễ sớm nhất có tỉ lệ đạt đến 80% cũng thuộc về 2 nghiệm thức này: 21 ngày đối với 100% đất tầng B và 24 ngày với 100% cát sông.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- KHẢO NGHIỆM XUẤT XỨ VÀ THỬ NGHIỆM GIÂM HOM BẠCH ĐÀN PELLITA
- CHUYỂN HÓA RỪNG TRỒNG KEO LAI NGUYÊN LIỆU GIẤY THÀNH RỪNG GỖ CÔNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỈA THƯA
- MỘT SỐ KẾT QUẢ CHỌN GIỐNG BẠCH ĐÀN CÓ NĂNG SUẤT CAO VÀ CHỐNG CHỊU BỆNH CHO TRỒNG RỪNG TẠI ĐÔNG NAM BỘ
- NGHIÊN CỨU KỸ THỤÂT TÁI SINH TỰ NHIÊN VÀ NUÔI DƯỠNG RỪNG KEO TAI TƯỢNG SAU KHAI THÁC Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
- TIẾN BỘ KỸ THUẬT VỀ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP Ở ĐÔNG NAM BỘ