TIẾN BỘ KỸ THUẬT VỀ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP Ở ĐÔNG NAM BỘ

Nguyễn Tiến Đại, Phạm Văn Chiến

Trung tâm KH&SX Lâm nghiệp Đ.N.Bộ

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá có sử đụng nguyên liệu từ gỗ luôn phát triển theo hướng tăng về dân số và kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giớì. Ngày nay, khi mà lượng gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên trên thế giới đã bị sút giảm mạnh đo trữ lượng gỗ ngày một cạn kiệt, diện tích rừng ngày một thu hẹp thì các loài cây trồng rừng phát triển nhanh có vị trí quan trọng trong công nghiệp sản xuất bột giấy, ván nhân tạo, đồ gỗ gia dụng và gỗ xây dựng Bởi vậy nhiều quốc gia đang nỗ lực tìm kiếm những loài cây mọc nhanh, thích hợp trong vùng như bạch đàn (Eucalyptus), keo (Acacia), keo lai (Acacia hybrid), bồ đề (Styrax tonkinensis), muồng giấy (Parranevianthesfansacaria)… để phát triển rừng trồng công nghiệp hầu mong thay thế gỗ rừng tự nhiên.

Ở nước ta, việc trồng rừng thương mại, trồng rừng công nghiệp cũng đã được đẩy mạnh, đặc biệt tại các vùng có điều kiện thuận lợi như vùng Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Công tác nghiên cứu, cải thiện giống đang được đặt lên hàng đầu. Trên đà chung đó tại Đông Nam Bộ, thời gian qua đươc sự hỗ trợ tích cực từ Viện Khoa học Lâm nghiệpt Việt Nam, cùng với sự phối hợp của Trung tâm Giống cây rừng và các địa phương, công tác nghiên cứu cải thiện giống cây rừng đã thu được những kết quả khả quan và đã đưa nhanh được giống tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất, góp phần thực hiện chương tnnh trồng mới 5 triệu ha rừng. Dưới đây là một số kết quả chính:

1. Tuyển chọn những xuất xứ bạch đàn và keo có sinh trưởng nhanh, phù hợp với các điều kiện lập địa trồng rừng vùng Đông Nam Bộ

Khảo nghiệm tuyển chọn loài và xuất xứ là bước đi đầu tiên của công tác cải thiện giống. Trong giống cây lâm nghiệp, bước tuyển chọn này đòi hỏi phải thường xuyên liên tục trên diện rộng với nhiều dạng lập địa khác nhau và diễn ra trong thời gian dài, có thể là 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn.

Ở Đông Nam Bộ, công tác khảo nghiệm tuyển chọn giống được bắt đầu từ năm 1987 cho đến năm 1996, tức là sau gần 10 năm trên diện tích hơn 30ha tại các vùng đất ferelit ở Sông Mây-Đồng Nai, vùng đất xám phù sa cổ Bàu Bàng-Bình Dương và đất nâu đỏ ở Mã Đà-Bình Phước.Các khảo nghiệm được tiến hành gồm 10 loài và 56 xuất xứ bạch đàn, 4 loài và 53 xuất keo.

Qua phân tích đánh giá trên nhiều yếu tố như sự phù hợp về sinh trưởng trên nhiều dạng lập địa, tốc độ sinh trưởng nhanh, khả năng chống chịu sâu bệnh hại, khả năng tái sinh,…đã xác định được những xuất xứ ưu việt như sau:

Bảng 1.Những xuất xứ ưu việt của các loài bạch đàn và keo đã được tuyển chọn

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]