Nguyễn văn Chiến
Nguyễn Hoàng Nghĩa
Trung tâm KH&SX Lâm nghiệp Đ.N.Bộ
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Bạch đàn là loài cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, chu kỳ khai thác ngắn, có nhiều công dụng khác nhau trong sản xuất, đời sống kinh tế và xã hội nên bạch đàn được coi là một trong những loài cây trồng rừng chính ở nước ta. Vào cuối những năm của thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, bạch đàn là một trong số các loài cây được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ưa chuộng chọn làm cây trồng rừng kinh tế để gây trồng với quy mô lớn tại nhiều nơi trong cả nước. Với những cố gắng về chọn giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh mà năng suất rừng trồng bạch đàn từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây rừng trồng bạch đàn nói chung và rừng trồng cácdòng vô tính bạch đàn cao sản nhập nội đã bị một số lọai sâu bệnh gây hại ở các mức độ khác nhau. Đặc biệt Đông Nam bộ là một trong những vùng có dấu hiệu sâu bệnh phát triển mạnh, do vậy bên cạnh các biện pháp kỹ thuật gây trồng phù hợp thì tuyển chọn giống chống chịu bệnh là yêu cầu cấp thiết của sản xuất. Báo cáo này giới thiệu tóm tắt một số kết quả nghiên cứu chọn giống bạch đàn thực hiện từ trước tới nay tại Đông Nam Bộ nhằm giúp các đơn vị sản xuất có cơ sở chọn đúng loài, xuất xứ và cácdòng sinh trưởng tốt, có khả năng chống chịu bệnhcao phục vụ cho trồng rừng tại khu vực.
1. Vật liệu, địa điểm, và phương pháp nghiên cứu
1.1.Vật liệu thí nghiệm
* Vật liệu cho các thí nghiệm loài và xuất xứ (xx), gồm có 10 loài và 56 xuất xứ như sau: E. camaldulensla-16xx, E. tereticornis – 6xx, E. brassiana – 12xx, E. pellita – 6xx, E. urophylla – 5xx, E. grandis – 1xx,E. exserta – 1xx, E. Torelliana – 4xx, E. deglupta – 1xx, E. Resinisfera – 4xx (nguồn hạt giống từ CSIRO-Australia).
* Vật liệu cho khảo nghiệm hậu thế dòng vô tính: nguồn vật liệu cho xây dựng khu khảo nghiệm năm 1998 tại Sông mây, gồm các cây trội được tuyển chọn từ năm 1990 đến 1995 tại các mô hình rừng trồng và rừng trồng TN ở Đồng Nai, B.Dương, B.Phước.
* Vật liệu cho khảo nghiệm chứng minh dòng: gồm 8 dòng đầu bảng chọn từ khảo nghiệm hậu thế 50 dòng tại Sông Mây (SM3, SM7, SM16, SM23, SM28, SM33, SM36, SM 42)
* Vật liệu làm đối chứng cho các khảo nghiệm thường sử dụng Bạch đàn nội địa hoặc các dòng đã được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật (3 dòng nhập nội U6, W5, GU8 và 1 dòng do Trung tâm ngiên cứu cây nguyên liệu Phù Ninh tuyển chọn PN2).
1.2. Địa điểm thí nghiệm
1.2.1. Điều kiện lập địa: thí nghiệm được bố trí trên 2 dạng lập địa đặc trưng, đó là:
* Dạng lập địa Feralit vùng đồi núi thấp: Các khảo nghiệm được thiết lập tại trạm thí nghiệm Sông Mây, tỉnh Đồng Nai.
– Vị trí địa lý: 11003′ độ vĩ Bắc, 106057′ độ kinh Đông, độ cao 60m so với mặt biển.
– Đất: đất feralit vàng đỏ đã bị bào mòn và laterite hóa mạnh taonên tầng đất mỏng, phía dưới là quá trình đá ong hóa hoặc kết von, pH: 4-5
– Địa hình: đồi dốc từ 15-200 có nơ 300
– Lượng mưa bình quân/ năm: 2000mm – 2200mm, tập trung vào tháng 6 – tháng 10
* Dạng lập địa phù sa cổ địa hình bằng phẳng: Các khảo nghiệm được thiết lập tại trạm thí nghiệm Bàu Bàng tỉnh Bình Dương.
– Vị trí địa lý: 11015′ độ vĩ Bắc, 106038′ độ kinh Đông, độ cao 8-10m so với mặt biển.
– Đất: đất xám phù sa cổ, tầng dày có hiện tượng glây hóa,phía dưới là tầng đất sét có phèn tiềm năng họat động, pH: 4-5
– Địa hình: bằng phẳng
– Lượng mưa bình quân/ năm: 1800mm – 2200mm, tập trung vào tháng 6 – tháng 10
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- NGHIÊN CỨU KỸ THỤÂT TÁI SINH TỰ NHIÊN VÀ NUÔI DƯỠNG RỪNG KEO TAI TƯỢNG SAU KHAI THÁC Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
- TIẾN BỘ KỸ THUẬT VỀ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP Ở ĐÔNG NAM BỘ
- Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố khí tượng đến khả năng chảy dịch nhựa rừng Thông nhựa.
- KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM KEO LAI VÀ BẠCH ĐÀN LAI NHÂN TẠO
- MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC HIỆN