Một số bất cập trong quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác ( Quyết định số 40/2000/QĐ-BNN, ngày 07/07/2005)
Vũ Long
Nguyên Phó viện trưởng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Mới đây Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định về việc ban hành Quy chế về khai thác và lâm sản khác (số 40/2005/QĐ-BNN, ngày 07/07/2005). Nghiên cứu quy chế này chúng tôi thấycó nhiều nội dungtiến bộ hơn so với quy chế cũ (2004). Nhưng vẫn còn một số bất cập sau đây, muốn đề xuất để các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu:
1. Thủ tục trình duyệt và ra quyết định mở cửa rừng khai thác của quy chế này(Điều 17) là vượt thẩm quyền so với Quyết định 245/1998/QQĐ-TTg về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp:
Tiết c) khoản 1, Điều 3 của Quyết đinh 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ghi: Bộ NN&PTNT.. trình Chính phủ phê duyệt sản lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên được phép khai thác, tiêu thụ hàng năm trên phạm vi cả nước. Thẩm định hồ sơ tổng hợp thiết kế khai thác rừng tự nhiên và ra quyết định mở cửa rừng khai thác cho các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
Và,vi phạm phân cấp quản lý Nhà nước về rừng của cấp tỉnh,Tiết b) khoản 1 Điều 4 của QĐ 245, ghi: UBND cấp tỉnh phê duyệt tổng hợp thiết kế khai thác rừng tự nhiên của các chủ rừng; ra quyết định cấp giấy phép khai thác sau khi được Bộ NN&PTNT thẩm định hồ sơ tổng hợp và ra quyết định mở cửa rừng.
Những quy định trên (điều 17) của Bộ là trái với quyết định của Chính phủ hiện còn hiệu lực pháp luật là không thể chấp nhận được và sẽ bị cơ quan bảo vệ pháp luật thổi còi, gây vướng mắc cho cơ sở khi thực hiện, cần được sửa đổi.
Vì sao quyết định mở rừng khai thác chính thì do Sở NN&PTNT thông báo mà việc khai tác gỗ tận thu trong rừng sản xuất lại phải do UBND tỉnh cho phép ( điều 23, mục 3)
2.Mục đích chính của Quy chế khai thác gỗ và lâm sản là quản lý về mặt kỹ thuật lâm sinh trong việc sử dụng rừng bảo đảm không lạm vốn rừng, sử dụng rừng bền vững. Do đó không nên can thiệp vào quyền tự chủ điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiết g), khoản 3, điều 15 (QĐ 04): lập phương án sản xuất cho từng đơn vị chủ rừng bao gồm mạng lưới đường vận xuất vận chuyển, hệ thống kho bãi, tính toán chi phí sản xuất (công hoặc tiền đầu tư cho một đơn vị sản phẩm), dự tính thuế tài nguyên, kinh phí trích lại để đầu tư cho khâu lâm sinh, lập kế hoạch khối lượng khâu lâm sinh. Và khoản 6, điều 16:phê duyệt các chỉ tiêu xây dựng cơ bản, dự kiến chi phí nhân công hoặc giá thành khai thác, và tiêu thụ sản phẩm.
Những quy định trên vẫn còn mang nặng cơ chế bao cấp không còn thích hợp với quyền tự chủ của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Việc quy định mức tối thiểu kinh phí trích lại để đầu tư cho khâu lâm sinh và cơ chế quản lý sử dụng là rất cần thiết, nhưng để trong quy chế này không phù hợp, cần xây dựng một văn bản riêng. Vấn đề này đang là một trở ngại cần tháo gỡ: ở tỉnh Bình Định, những năm trước 2004, các lâm trường đều trích khoản chi phí đầu tư lâm sinh khoảng 180.000đ/m3 gỗ tiêu thụ, lâm trường lập kế hoạch đầu tư cho công tác bảo vệ rừng và lâm sinh, trình Sở phê duyệt. Nhưng từ năm 2005, Bộ Tài chính ban hành công văn hướng dẫn cho Sở Tài chính Bình DDDịnh thu khoản chi phí trên vào ngân sách tỉnh, đã gây khó khăn cho công tác bảo vệ và xây dựng rừng của các lâm trường. Tỉnh Lâm DDồng đang thực hiện bán đấu thầu khai thác gỗ thì khoản chi phí này cũng bị thu vào ngân sách tỉnh.
3. Về nghiệm thu đóng rừng sau khai thác, (Điều 19)
-Việc sử lý khối lượng gỗ chênh lệch giữa thực tế khai thác và thiết kế khai thác(±15%, tiết e, khoản 2 điều 13), đã nhiều khi gây khó khăn và tiêu cực đối với đơn vị cơ sở:
+ Làm sao bảo đảm độ chính xác của tài liệu thíết kế là ±15%, khi mà xác định chiều cao vút ngọn bằng mục trắc, chiều cao dưới cành và tính toán khôi lượng khai thác thiêt kế theo sổ tay điều tra> Số lượng khai thác gỗ thực tế mới là chuẩn. Nếu vượt 15% là vi phạm, còn <15% là ưu điểm??. Vì vậy chỉ nên coi khối lượng khai thác thiết kế là tham khảo.
+ Đã có trường hợp: khi thấy khối lượng khai thác có thểvựơt thiết kế, đơn vị bỏ lại cây bài hoặc không tận dụng gỗ cành ngọn có kích thước lớn như gỗ thân cho khỏi phiền hà khi nghiệm thu.
– Đóng búa bài cây trên từng lóng gỗ:Dấu bài chặt chỉ đóng được ở gốc cây. Đối với trường hợp dùng xe reo vận xuất cả cây ra bãi và bá nguyên cây thì không có vấn đề gì. Nhưng với những điều kiện khó khăn, phải dứt khúc ngay tại cội và vận xuât từng lóng gỗ thì việc kiểm tra đóng búa bài cây cho từng lóng gỗ gây rất nhiều phiền hà cho việc sản xuất của đơn vị. Họ phải chứng minh với bên nghiệm thu và kiểm lâm những lóng nào thuộc cây nào. Việc này rất tốn thời gian, và cũng có lúc không khả thi với điều kiện vận xuất bằng máng lao đất qua nhiều gềnh đá.
Vì vậy, thay vì nghiệm thu gỗ tại bãi cần thay bằng quy định nghiêm ngặt việc kiểm tra cây chặt trong lô khai thác xem có bỏ sót cây bài chặt hay lạm chặt cây không có dấu bài, đólà biện pháp quan trọngnhất để bảo đảm giữ vốn rừng (Các cơ quan quản lý bao giờ cũng muốn dành phần dễ khi kiểm tra).
3.Vốn đầu tư tín dụng trồng rừng sản xuất là một công cụ tài chính của Nhà nước nhằm khuyến khích thúc đẩy người trồng rừng xây dựng vùng nguyên liệu cho các nhà máy giấy, ván nhân tạo theo quy hoạch của Nhà nước. Người vay vốn phải sử dụng đúng mục đích trồng rừng nguyên liệu trong vùng quy hoạch, phải trả cả vốn và lãi theo thời hạn quy định trong hợp đồng vay vốn. Đó là phạm vi về thể chế tài chính. Còn quy chế khai thác rừng trồng này thì không cần thiết phải can thiệp, vì nó cũng chẳng khác gì khai thác rừng trông bằng nguồn vốn tự có. Việc cấp giấy phép khai thác loại rừng này cũng không có tác dụng gì trong việc giám sát việc hoàn trả vốn vay và quỹ hỗ trợ đầu tư cũng không đặt ra yêu cầu này. Việc cấp giấy phép khai thác là thủ tục không cần thiết (tiết b) khoản 2, điều 28), không có lợi ich gì cho công tác quản lý rừng
Và, việc quản lý khai thác rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách trong các LTQD là không cần thiết, là vi phạm quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Vì, tại quyết định 187/1999/QĐ-CP về đổi mới tổ chức và quản lý LTQD Nhà nướcđã giao cho LTQD các khoản vốn có nguồn gốc ngân sách đã được đầu tư cho lâm trường trồng rừng sản xuất trước đây để bổ sung vào vốn tự có của lâm trường (khoản 3 điều 6- Chính sách tài chính) , như vậy lâm trườngphải được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh đối với vốn đó.
4.Đề nghị bổ sung vào khoản 3 điều 31: Đối với gỗ khai thác theo quy định tại điều này, được tự do lưu thông (không cần dấu búa kiểm lâm). Cần quy định rõ như vậy để tránh phiền hà trong khi lưu thông tiêu thụ cho dân. (Vì đã từng có quy định kiểm soát vận chuyển gỗ rừng trồng có tên trùng với cây rừng tự nhiên như đối với gỗ rừng tự nhiên).
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kết quả điều tra sâu hại vườn ươm cây rừng ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam
- Đánh giá một số mô hình trồng rừng hỗn loài ở các tỉnh phía Bắc
- Vấn đề chuyển hoá rừng trồng thuần loại và định hướng hỗn giao với cây bản địa lá rộng ở dự án Trồng rừng tại Lạng Sơn và Bắc Giang.
- Đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ đầu nguồn tại Hà Tĩnh
- Hiện trạng lâm sản ngoài gỗ và vai trò của nó trong đời sống kinh tế xã hội tại xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.