Giổi Annam (Michelia gioii (A. Chev.) Sima & H. Yu) phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam, lần đầu tiên năm 1918 được A. Chevalier công bố trên tạp chí Bulletin Economique (de l’Indochine) 21: 790 với tên Talauma gioi A. Chev. Tuy nhiên, từ lâu loài này không được nhắc đến trong các tài liệu về phân loại thực vật của Việt Nam cũng như là câu hỏi của nhiều nhà thực vật học Việt Nam về sự tồn tại của loài này ở Việt Nam. Dựa trên các tiêu bản gốc do Service forestier thu năm 1917 ở miền Bắc Việt Nam mang số hiệu 38204, Fleury in Chevalier thu ngày 9 tháng 5 năm 1914 tại Nghệ An mang số hiệu 30158, hiện đang được lưu trữ tại Bảo tàng tự nhiên Paris, Pháp; dựa trên các đặc điểm hình thái của các mẫu vật và so sánh với các bản mô tả gốc và của các tác giả khác, loài giổi Annam này được khẳng định. Tên địa phương của Michelia gioii (A. Chev.) Sima & H. Yu được lấy theo đúng tên ban đầu được ghi trên tiêu bản gốc (Giổi Annamite).
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Đặc điểm hình thái giải phẫu lá của một số tổ hợp lai khác loài ở tràm (melaleuca species) trồng khảo nghiệm trên vùng đất lầy, ngập nước theo mùa tại Gia Viễn - Ninh Bình
- Khảo sát điều kiện sống của Trà hoa vàng tại Ba Vì (Hà Tây) và Sơn Động (Bắc Giang)
- Thực trạng và vai trò của canh tác nương rẫy đối với sinh kế người dân vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam
- Ảnh hưởng của dịch chiết các bộ phận cây Keo lai đến sự nảy mầm của hạt Kháo vàng, Giáng hương và Dẻ đỏ
- Kết quả nghiên cứu thu hái, bảo quản, xử lý và gieo ươm hạt Tô hạp Điện Biên (Altingia siamensis) tại Tây Bắc