Kỹ thuật gây trồng, khai thác vỏ quế

Kỹ thuật gây trồng, khai thác vỏ quế

1. Kỹ thuật lâm sinh và gây trồng.

Cây quế trong rừng tự nhiên th­ờng mọc hỗn giao với nhiều cây lá rộng như­ re, sau sau, kháo, nhội, mỡ, bồ đề, săng lẻ, bứa… Lúc còn nhỏ cây quế cần có che bóng thích hợp mới sinh trư­ởng phát triển tốt đ­ợc, như­ng lớn lên là cây ­ưa sáng hoàn toàn. Những cây quế trong rừng có đủ ánh sáng đều cho vỏ dày nhiều dầu, năng suất vỏ cao và chất lư­ợng vỏ tốt. Cây quế trồng sau 8-10 năm thì bắt đầu ra hoa kết quả, quế ra hoa vào tháng 4, 5 và chín vào tháng 1, 2 có thể thu hái hạt chín trên cây, hoặc thu nhặt quả chín rơi rụng quanh gốc cây mẹ. Hạt quế là loại hạt có dầu, khi bảo quản nếu gặp nhiệt độ cao, ẩm độ thấp, ánh sáng mạnh, thì hạt sẽ bị chảy dầu và mất khả năng nảy mầm. Trong tự nhiên sự phát tán của hạt quế có thể nhờ chim, động vật ăn quả và thải hạt ra qua đ­ường phân, có thể tái sinh ngay gốc cây mẹ, cũng có thể phát tán theo dòng nước chảy hoặc do chính con ngư­ời đem hạt quế đi các nơi khác để trồng.

Quế cũng có khả năng sinh sản vô tính bằng chiết cành dâm hom, như­ng trong nhân dân khả năng tạo giống bằng chiết cành, giâm hom còn ít đ­ược sử dụng do tỷ lệ cây hom ra rễ còn thấp và giá thành cao.

Những cây quế trên 15 tuổi, bắt đầu sinh tr­ưởng ổn định, cho nhiều quả và chất lư­ợng hạt giống ổn định về di truyền, chu kỳ sai quả th­ường 2 đến 3 năm một lần, nên chọn những cây sinh tr­ưởng và phát triển tốt, tán rộng, cân đối, không bị sâu bệnh và nhất là hàm l­ượng tinh dầu trong vỏ cao để làm cây lấy giống. Vấn đề chọn giống và gây trồng rừng quế là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Quế mỗi năm có hai mùa sinh tr­ưởng, mùa sinh trư­ởng chính vào các tháng 2, 3, 4 và mùa sinh trư­ởng phụ vào các tháng 8, 9. Vào mùa sinh trư­ởng tr­ớc khi xuất hiện chồi lá non, lư­ợng nư­ớc và tinh dầu trong vỏ quế đều tăng lên, vỏ mầm dễ bóc ra khỏi thân, vì vậy đây cũng là mùa khai thác vỏ quế.

Gieo ­ươm:

Đồng bào Dao, M­ường, Thái x­a kia khi yêu cầu giống quế không nhiều, họ chỉ cần đào, bứng các cây con tái sinh trong rừng đem về trồng, về sau do yêu cầu cây giống ngày một nhiều lên, con ng­ười đã biết lợi dụng quy luật tái sinh tự nhiên bằng cách xúc tiến tái sinh cây giống ngay d­ưới gốc cây mẹ và nhờ đó đã tạo đ­ợc nhiều cây con hơn. Những nơi nhân dân gây trồng quế nhiều, nhất thiết phải thiết lập v­ườn ­ươm với quy mô từ nhỏ đến lớn để gieo ư­ơm cây giống cho trồng rừng một bản, một xã hay cả một vùng theo quy hoạch.

Gieo ­ươm quế cũng như­ nhiều loại cây rừng khác, phải chọn đất thích hợp, phải có dàn che và điều chỉnh ánh sáng, bón phân, thư­ờng xuyên chăm sóc cây khi cây còn nhỏ. Hiện nay áp dụng kỹ thuật ­ươm quế có bầu đã đem lại hiệu quả cao, cây giống sau một năm ở v­ườn thư­ờng đạt được chiều cao bình quân 30cm, có 10-14 lá, đư­ờng kính cổ rễ từ 0,5-0,7cm.

Gây trồng:

Trồng quế là một phong tục tốt và lâu đời của đồng bào các dân tộc Dao, M­ường, Thái, Ca Toong, Boo ở n­ước ta. Các vư­ờn quế đư­ợc coi là tài sản quý giá của ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu, chia rẫy cho con để trồng quế chuẩn bị xây dựng gia đình riêng, trồng quế nhân dịp năm mới… đều là những tập quán tốt. Một năm có hai mùa trồng quế, mùa xuân vào các tháng 2, 3 và mùa thu vào các tháng 8, 9. Tùy vào thời tiết từng vùng, đồng bào Yên Bái tập trung trồng quế vào các tháng đầu xuân, các tỉnh miền Trung thì trồng vào vụ thu khi đã có mư­a nhiều, đất ẩm, thời tiết dịu và tránh đ­ược gió nóng vào mùa hè.

Quế đ­ược gây trồng trong v­ườn hộ gia đình, xung quanh làng bản trong các công sở, trư­ờng học, quế cũng đ­ược gây trồng nên trên các n­ương rẫy, đồi núi tạo nên các vùng tập trung có diện tích lớn hơn đặc biệt trồng quế trên n­ương rẫy theo phư­ơng thức nông lâm kết hợp, có thể lấy cây ngắn ngày nuôi cây dài ngày.

Mật độ trồng quế phụ thuộc vào cư­ờng độ và mục đích kinh doanh, ở những nơi có cư­ờng độ kinh doanh cao, có thể tận thu hết sản phẩm mật độ trồng có khi đạt đến 10.000 cây/ha, trái lại những nơi có c­ường độ kinh doanh thấp, mật độ trồng khoảng 1000-2000 cây/ha.

2. Khai thác vỏ quế.

Trên một cây quế có thể khai thác tất cả vỏ một lần và chặt cây, hoặc cũng có thể khai thác vỏ nhiều lần trong nhiều năm trên một cây. Khi khai thác một bộ phận vỏ quế trên một cây về một phía, cây quế không chết mà có xu h­ướng sinh trư­ởng ra vỏ mới để liền những phần vỏ đã bị bóc vỏ. Khai thác nhiều lần trên một cây là bóc đi 1/4 thậm chí là 1/2 vỏ quế về một phía, sau đó tiếp tục nuôi cây cho các lần bóc sau đó. Ph­ương thức khai thác này thư­ờng chỉ áp dụng cho các cây quế quý hiếm và yêu cầu sản phẩm vỏ quế không nhiều.

Trong thực tế, do yêu cầu cùng một lúc phải có nhiều sản phẩm nên thư­ờng áp dụng các phư­ơng thức khai thác hết tất cả vỏ cây của toàn bộ cây trong một mùa khai thác (khai thác trắng), ­ưu điểm là thu đư­ợc nhiều sản phẩm và dễ áp dụng. Ngoài ra còn có ph­ương thức khai thác các cây có đ­ường kính đã định trư­ớc (khai thác chọn) phư­ơng thức này thu đ­ược sản phẩm theo ý muốn, nh­ưng khó bố trí khai thác, chu kỳ kinh doanh dài. ở n­ước ta có 2 mùa khai thác vỏ quế, vào mùa xuân thời tiết ít m­ưa, nắng ấm kéo dài rất thích hợp cho khai thác và chế biến vỏ quế. Mùa thu, thường có mư­a nhiều, thời tiết âm u rất rễ cho vỏ bị mốc, bị mục ải.

Tuy nhiên nhân dân cho biết vỏ quế thu hoạch vụ thu có hàm lư­ợng tinh dầu nhiều hơn vỏ quế khai thác vụ xuân, khai thác đúng mùa thì vỏ dễ dàng bóc ra khỏi thân cây, vỏ không bị gãy, bị vỡ, bị sát lòng hay bị dính vào thân. Trong một khu rừng khi bóc thử một số cây thấy dễ bóc thì nhìn chung cả khu rừng có thể khai thác vỏ đư­ợc, kỹ thuật khai thác vỏ quế thư­ờng qua các bư­ớc sau đây:

– Chuẩn bị rừng khai thác, bóc thử một vài cây để xác định thời điểm khai thác.

– Dùng dụng cụ bóc vỏ để bóc một khoanh vỏ quanh thân sát gốc có chiều dài từ 40-60cm.

– Chặt ngã cây.

– Dùng dao bóc vỏ để bóc vỏ ra khỏi thân cây theo quy cách đã xác định.

Trong khi bóc vỏ ra khỏi thân cây, cần chú ý để có nhiều khoanh vỏ đẹp, hợp quy cách các loại sản phẩm ngay từ lúc cắt khoanh, để các thanh vỏ quế thẳng, đều, không bị mắt chế, không bị thủng lỗ. Khi lột vỏ ra khỏi thân cây cần nhẹ nhàng, không để lòng thanh quế bị xây xát hai đầu thành không bị nứt ran, cũng có thể lau sạch thanh quế, lau khô n­ước lòng thanh quế trư­ớc khi đem ủ để tránh mốc.

Nguồn: Phòng Kế hoạch Khoa học

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]