Kỹ thuật bảo quản một số loại keo gỗ keo, bạch đàn dùng trong xây dựng cơ bản và cột cọc ngoài trời

Bùi Văn Ái, Trương Quang Chinh

Đinh Văn Tiến

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

I. MỞ ĐẦU

Tại các vùng nông thôn miền núi nước ta, nhu cầu sử dụng gỗ làm vật liệu xây dựng nhà cửa và cột cọc để trồng trọt, làm cột điện, điện thoại… ngày càng gia tăng. Gỗ sử dụng ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với đất phải chịu tác động tổng hợp của sinh vật gây hại lâm sản và các yếu tố thời tiết gây hủy hoại gỗ. Chính vì vậy, để sử dụng gỗ được lâu dài, theo kinh nghiệm truyền thống, người dân thường chọn các loại gỗ thuộc nhóm “tứ thiết” có tính chất cơ lý cao và độ bền tự nhiên tốt. Hiện nay, trước nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng tăng, lượng gỗ quý rừng tự nhiên đã cạn kiệt, đòi hỏi phải có sự thay đổi trong cách thức sử dụng gỗ.

Rừng trồng của nước ta được phát triển mạnh trong những thập kỷ gần đây đã dần từng bước góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và cung cấp gỗ nguyên liệu cho các nhu cầu sử dụng của xã hội. Một số loại gỗ bạch đàn, keo có tính chất cơ học đáp được yêu cầu dùng trong xây dựng cơ bản. Song nhược điểm chung của gỗ cây mọc nhanh thường chứa lượng lớn đường và tinh bột, do đó gỗ sau chặt hạ rất dễ bị sâu nấm phá hại. Để có thể sử dụng gỗ rừng trồng lâu dài trong các điều kiện khắc nghiệt, cần thiết phải nghiên cứu xác định được giải pháp xử lý bảo quản gỗ thích hợp, đảm bảo nâng cao được tuổi thọ sử dụng gỗ đồng thời phải có yêu cầu kỹ thuật đơn giản dễ áp dụng tại các vùng nông thôn miền núi.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp phía Bắc, trang 548-558)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]