Khảo sát điều kiện sống của Trà hoa vàng tại Ba Vì (Hà Tây) và Sơn Động (Bắc Giang)

Ngô Quang Đê, Ngô Quang Hưng

Lê Sỹ Doanh

Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis (Pitard) Cohen Stuart) và Trà hoa Vàng Sơn Động (Camellia euphlebia Merret Sealey var. microphylla) đều sống trong rừng thứ sinh nghèo kiệt, độ tàn che 0,5 – 0,6 (Ba Vì) và 0,5 – 0,65 (Sơn Động), có độ cao 500m (Ba Vì) và 300 – 350m (Sơn Động) so với mặt biển. Điều tra ô 6 cây cho thấy các loài thường mọc cùng với Trà hoa vàng ở Ba Vì là Kháo, Chân chim, Máu chó, Ba bét, Chẹo, Ngát còn ở Sơn Động là Kháo, Lim xanh, Máu chó, Trám. Cây bụi thảm tươi dưới rừng thường là Mít ma, Bồ cu vẽ, Ba soi, Thầu tấu (Ba Vì) và Mít ma, Bồ cu vẽ, Ba soi, Thầu tấu (Sơn Động). Nơi Trà hoa vàng sinh sống có nhiệt độ trung bình năm từ 22,5oC (Sơn Động) đến 23,4oC (Ba Vì); nhiệt độ tháng lạnh nhất (tháng giêng) là 14,9oC (Sơn Động) và 15,7oC (Ba Vì); nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 7) là 29,1oC (Ba Vì) và 28,1oC (Sơn Động); lượng mưa bình quân năm từ 1560mm (Sơn Động) đến 2188mm (Ba Vì). Cả 2 loài đều sống ven khe suối, trên đất cát pha đến thịt nhẹ, độ dày tầng đất từ 60cm (Ba Vì) tới 80cm (Sơn Động). Đất có màu nâu hoặc xám đen, chuyển lớp rõ.

Từ khoá: Trà hoa vàng, điều kiện sống.

MỞ ĐẦU

Chi Camellia là một chi lớn thuộc họ Chè (Theaceae). Các loài trong chi Camellia có nhiều tác dụng như gỗ làm đồ gia dụng bền chắc, lá hoa làm đồ uống, làm dược liệu và làm cây cảnh. Ngoài ra, có thể trồng dưới tán cây khác trong các đai rừng phòng hộ chống xói mòn, nuôi dưỡng nguồn nước (Ngô Quang Đê, 2001). Trà hoa vàng là loài cây quý, được phát hiện ở Trung Quốc vào những năm 60 của thế kỷ 20 nhưng đã được phát triển nhanh chóng nhờ những đặc tính vốn có của nó. Trung Quốc đã lai giống thành công giữa Trà hoa vàng và Trà hoa đỏ, làm lá nhỏ đi nhưng vẫn giữ được màu hoa vàng tuyệt đẹp, gây trồng và chế biến Trà hoa vàng thành đồ uống bổ dưỡng cao cấp có tác dụng phòng và chữa bệnh tốt. Ở nước ta những năm 90 của thế kỷ 20 cũng đã phát hiện Trà hoa vàng ở nhiều nơi, song mới dừng lại ở mức phát hiện và phân loại. Nghiên cứu về sinh thái và gây trồng, sử dụng Trà hoa vàng còn rất ít thông tin. Được sự tài trợ của Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu Châu Á (Đại học Quốc gia Hà Nội) chúng tôi đã tiến hành khảo sát điều kiện sống của 2 loài Trà hoa vàng ở Ba Vì và Sơn Động.

Tải file tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]