Đặng Phước Đại
Trung tâm KH&SX Lâm nghiệp Đ.N.Bộ
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Bạch đàn Pellita có tên khoa học là Eucalyptus pellita P., thuộc họ Sim (Myrtaceae), có phân bố tự nhiên ở New South Wales và Queensland thuộc nước Úc. Đây là một trong số những loài cây gỗ lớn, mọc nhanh đang rất được quan tâm ở nhiều nước nhiệt đới bởi khả năng thích ứng tốt trên các điều kiện khá khắc nghiệt về khí hậu và đất đai. Cây rừng pellita vẫn cho khả năng sinh trưởng tốt trên các loại đất khác nhau đặc biệt là trên các dạng đất cát và với lượng mưa hàng năm chỉ 900mm, vì vậy đây là giống cây dễ dàng phát triển mở rộng với nhiều mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, ngoài giá trị sử dụng đa mục đích như các loài bạch đàn khác, gỗ bạch đàn pellita còn rất được ưa chuộng trong xây dựng và làm gỗ lát sàn.
Ở Việt Nam, trong thời gian gần đây với nhu cầu gỗ và nguyên liệu giấy ngày càng tăng trong khi diện tích trồng Bạch đàn ngày càng thu hẹp vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó năng suất rừng trồng thấp do sử dụng giống chưa được cải thiện và sự xâm hại nặng của nấm bệnh là hai trong số những lý do chính khiến cho Bạch đàn không còn là cây trồng được lựa chọn ưu tiên tại vùng Đông Nam Bộ nói riêng và trên nhiều vùng của cả nước nói chung. Chính vì vậy, đối với nhóm cây mọc nhanh thuộc chi Eucaluptus, quá trình nghiên cứu tăng năng suất rừng trồng thông qua cải thiện giống từ khâu chọn loài, xuất xứ đến các nghiên cứu về chọn lọc cây trội, giâm hom dẫn dòng nhằm khắc phục các vấn đề nêu trên chính là công tác có ý nghĩ rất thiết thực. Và các nghiên cứu về cây bạch đàn pellita ở đây cũng không nằm ngoài mục tiêu đó. Trong báo cáo này, hai nội dung chính được trình bày là: bước đầu đánh giá sinh trưởng rừng trồng thí nghiệm xuất xứ bạch đàn Pellita tại Bình Dương và kết quả thử nghiệm giâm hom đối với loài cây này. Các nội dung nghiên cứu này được thực hiện tại Đông Nam Bộ trong sự phối hợp nghiên cứu giữa Trung Tâm Nghiên Cứu Giống Cây Rừng và Trung Tâm Khoa Học Lâm Nghiệp Đông Nam Bộ.
- Nghiên cứu sinh trưởng của các xuất xứ Bạch đàn Pellita tại Bàu Bàng
1.1Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm bao gồm 11 xuất xứ, trong đó có 10 xuất xứ nhập nội từ Úc với các lô hạt có mã số: 18754 (Bupul Muting), 18197 (S of Kiriwo WP) , 18199, 18199 (2) Serisa, 18955 (Serisa), 19206 (Kiriwo), 19207 (Goe), 19616 (SSO Artheton Irian JY), 19673 (SSO Cardwell), 19718 (SSO Melville PNG IND) và 1 xuất xứ đối chứng (baubang) có hạt được thu tại Bàu Bàng (Bình Dương), trong đó có mã số gia đình 112 là lô hạt thu hái đại trà và được sử dụng là gia đình đối chứng. Có tất cả 105 gia đình với số lượng không bằng nhau của 11 xuất xứ nêu trên. Thí nghiệm xây dựng vào tháng 8/2002 và được bố trí theo kiểu khối hàng cột đầy đủ với 8 lần lặp lại, mỗi lặp có 7 hàng và 15 cột tạo nên 105 ô thí nghiệm của 105 gia đình, mỗi gia đình được bố trí 4 cây trên cùng hàng, mật độ trồng là1660 cây/ha (cự ly 4×1,5m).
Thí nghiệm được bố trí trên đất cát pha được hình thành trên tàn tích phù sa cổ, có tầng đất dày và thoát nước tốt, đây cũng là một trong những dạng đất chiếm tỉ lệ lớn nhất trong phân vùng qui hoạch đất trồng rừng ở miền Đông Nam bộ. Cây giống của từng gia đình được gieo riêng biệt trong túi bầu PE tại vườn ươm và sau đó chuyển đến hiện trường rừng trồng theo sơ đồ thí nghiệm đã được thiết kế.
Số liệu thí nghiệm được thu thập hàng năm theo các chỉ tiêu về tỉ lệ sống (%), đường kính ngang ngực (D1.3) và chiều cao vút ngọn (Hvn), dạng thân và mức độ nấm bệnh hại. Số liệu được xử lý trên các phần mềm Dataplus và Genstat trong máy tính. Các chỉ tiêu tính toán là các chỉ số đặc trưng thống kê, các phân tích so sánh và xếp hạng theo từng chỉ tiêu sinh trưởng.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- CHUYỂN HÓA RỪNG TRỒNG KEO LAI NGUYÊN LIỆU GIẤY THÀNH RỪNG GỖ CÔNG NGHIỆP BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỈA THƯA
- MỘT SỐ KẾT QUẢ CHỌN GIỐNG BẠCH ĐÀN CÓ NĂNG SUẤT CAO VÀ CHỐNG CHỊU BỆNH CHO TRỒNG RỪNG TẠI ĐÔNG NAM BỘ
- NGHIÊN CỨU KỸ THỤÂT TÁI SINH TỰ NHIÊN VÀ NUÔI DƯỠNG RỪNG KEO TAI TƯỢNG SAU KHAI THÁC Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
- TIẾN BỘ KỸ THUẬT VỀ GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP Ở ĐÔNG NAM BỘ
- Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố khí tượng đến khả năng chảy dịch nhựa rừng Thông nhựa.