Khả năng thấm thuốc XM5 của gỗ Keo lá tràm theo phương pháp tẩm chân không áp lực

Phan Thị Lương Ngọc

Phạm Thị Thanh Miền

Phòng Nghiên cứu Bảo quản Lâm sản

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Gỗ Keo lá tràm được sử dụng rộng rãi và đa dạng. Để kéo dài tuổi thọ cho các loại sản phẩm từ gỗ Keo lá tràm cần phải có các biện pháp bảo quản phù hợp với từng loại sản phẩm. Tẩm gỗ Keo lá tràm theo phương pháp chân không áp lực bằng thuốc bảo quản XM5 đã xác định được mối quan hệ giữa độ sâu thấm thuốc và lượng thuốc thấm với các yếu tố độ ẩm gỗ, áp lực tẩm và thời gian duy trì áp lực. Đây chính là cơ sở để xây dựng quy trình tẩm gỗ Keo lá tràm cho các mục đích sử dụng khác nhau.

Từ khoá: Gỗ Keo lá tràm, thuốc XM5, tẩm chân không áp lực

ĐẶT VẤN ĐỀ

Keo lá tràm (Tràm bông vàng) – Acacia auriculiformis. Cumn là loài cây nhập nội. Ở miền Nam, Keo lá tràm được trồng từ những năm 1960, đến nay đã được trồng ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. Keo lá tràm có ưu điểm sinh trưởng nhanh, năng suất cao, thích nghi với nhiều địa hình và khí hậu ở nước ta, có tỷ lệ gỗ lõi cao, độ co ngót nhỏ, màu sắc gỗ đẹp, có khả năng bám dính tốt với keo dán.Gỗ Keo lá tràm được sử dụng rộng rãi và đa dạng trong sản xuất đồ mộc, xây dựng cột, cọc dùng trong nhà, ngoài trời. Theo kết quả đánh giá độ bền tự nhiên của gỗ Keo lá tràm đối với sinh vật gây hại, nếu sử dụng dưới mái che thì gỗ có độ bền tương đối tốt. Song khi thử nghiệm tại bãi thử tự nhiên thì gỗ bị mối nấm phá hoại sau 3 năm thử nghiệm. Kết quả này thể hiện sự hạn chế khả năng sử dụng gỗ ở điều kiện ngoài trời. Để kéo dài tuổi thọ cho các loại sản phẩm từ gỗ Keo lá tràm đòi hỏi phải nghiên cứu, đề xuất các phương pháp bảo quản hợp lý, chọn được loại thuốc phù hợp.

Thuốc bảo quản XM5 là dạng thuốc muối vô cơ hòa tan trong nước, thành phần chính của thuốc gồm có hỗn hợp CuSO4.5H2O, K2Cr2O7 và chất phụ gia. Thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam, dùng để ngâm tẩm cho tre, gỗ, phòng chống nấm mốc, nấm mục và các loại côn trùng hại lâm sản. Dung dịch thuốc XM5 có mầu vàng nâu, khi pha ở nồng độ 5-7% được sử dụng để bảo quản tre, gỗ dùng dưới mái che. Nồng độ thuốc từ 10–15% dùng để ngâm tẩm cho tre, gỗ sử dụng ngoài trời, hoặc tiếp xúc với đất để làm cột, cọc chống, hàng rào,…

Tẩm chân không áp lực là phương pháp bảo quản gỗ hiện đại, thời gian xử lý ngắn, hiệu quả bảo quản gỗ cao, đạt được độ sâu thấm thuốc, lượng thuốc thấm như mong muốn. Tuy nhiên, cần phải đầu tư hệ thống trang thiết bị, công nhân vận hành thiết bị phải được đào tạo về kỹ thuật, quy phạm an toàn lao động. Phương pháp tẩm chân không áp lực thường được áp dụng trong các cơ sở chế biến lâm sản có khối lượng sản xuất lớn, quy mô công nghiệp.

cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]