Nguyễn Huy Sơn
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Cao nguyên Pleiku có khoảng 378.600ha đất bazan, phần lớn đã bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau. Hơn nữa, do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt có tới 6 tháng mùa khô, tầng canh tác từ 0-20cm có độ ẩm nằm dưới ngưỡng độ ẩm cây héo (<25%) và có tới 4 tháng lớp đất từ 0-10 cm nằm dưới ngưỡng độ hút ẩm không khí cực đại(HYmax<17%), đây là độ ẩm rất nguy hiểm cho cây trồng. Tỷ trọng và dung trọng của đất đều rất cao với các trị số tương ứng là 2,68 và 1,02, độ xốp thấp khoảng 61,68%. Môi trường đất ở tầng canh tác khá chua (pH<4,5), hàm lượng mùn, đạm và lân tổng số khá cao, nhưng hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất thấp ở dưới mức trung bình. Do đặc điểm của đất bazan thoái hoá như vậy, tỷ lệ sống của cả Keo lai và Bạch đàn uro trồng thâm canh sau 6 năm cũng chỉ còn từ 75-80%. Khả năng sinh trưởng rất kém, đường kính trung bình đạt từ 9,91-10,59cm, chiều cao trung bình đạt từ 11,35-11,72m. Hệ số biến động về đường kính rất lớn. Trữ lượng gỗ cây đứng của rừng sau 6 năm chỉ đạt từ 60-64m3/ha, bình quân đạt từ 10-11m3/ha/năm.
Từ khóa: Keo lai, Bạch đàn uro, đất bazan thoái hoá
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tây Nguyên có tổng diện tích tự nhiên hơn 5,6 triệu ha, trong đó diện tích đất đỏ bazan có khoảng 1.318.107ha, chiếm 23,7%, đây là loại đất có độ phì tự nhiên cao (Trần An Phong, 1995). Tuy nhiên, do quá trình khai thác sử dụng rừng của nhiều năm trước đây không hợp lý, nhiều diện tích rừng tự nhiên đã bị suy thoái và trở thành đất trống đồi trọc. Tiếp theo là do quá trình sử dụng đất không hợp lý, dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, phần lớn diện tích đất này đã dần dần trở nên thoái hoá ở các mức độ khác nhau. Đặc biệt, ở cao nguyên Pleiku có khoảng 378.600ha (Lê Sáu và Phạm Đức Lân, 1996), với độ cao trung bình từ 600-800m so với mực nước biển, lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình từ 2100-2400 mm, tập trung vào 5-6 tháng mùa mưa, mùa khô thì khắc nghiệt kéo dài từ 6-7 tháng cùng với sự hoạt động của lửa rừng làm mất đi lớp thảm thực vật che phủ mặt đất, nên quá trình xói mòn và rửa trôi đất xảy ra khá mạnh đã làm cho đất ngày càng bị thoái hoá nghiêm trọng.
Trên cơ sở đặc điểm đất đã được xác định, một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh trên đất Bazan thoái hoá ở Pleiku đã được áp dụng cho 2 loài: Keo lai (Acacia hybrids) và Bạch đàn uro (E. urophylla), sau 6 năm trồng khả năng sinh trưởng cũng như năng suất của 2 loài cây này đã phản ánh khá rõ những hạn chế của đất bazan thoái hoá. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần làm cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Tây Nguyên nói chung và Pleiku nói riêng.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 225-231)
Tin mới nhất
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
Các tin khác
- Kết quả điều tra tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng trồng Dầu rái và Sao đen tại Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng: Dà vôi (Ceriop tagal C.B Robinson-1908), Vẹt tách (Bruguiera parviflora with and Arnold ex Griffith-1936), Su Mekong (Xylocarpus Mekongen
- Đánh giá kết quả tác động tạo trầm và thị trường tiêu thụ tinh dầu Trầm hương ở Việt Nam hiện nay
- Thực trạng phát triển cây Dó trầm ở nước ta hiện nay
- Quản lý vật liệu sau khai thác rừng nhằm nâng cao độ phì đất và năng suất rừng trồng Keo lá tràm luân kỳ sau