Kết quả xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng Thông đuôi ngựa thuần loài và Thông đuôi ngựa xen Keo tai tượng ở vùng dự án KFW1

Trần Văn Con, Nguyễn Toàn Thắng

Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Bài báo trình bày kết quả xây dựng mô hình kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng Thông đuôi ngựa thuần loài và xen Keo lá tràm được thiết lập do dự án KfW1 tài trợ tại Bắc Giang và Lạng Sơn. Kết quả theo dõi sau một năm cho thấy việc tỉa thưa đã cải thiện sinh trưởng của cây để lại rõ rệt, lượng tăng trưởng trong một năm sau khi tỉa thưa biến động từ 4-13,46 m3/ha/năm, trong khi rừng không tỉa thưa ở trong vùng đạt bình quân từ 3-7 m3/ha/năm. Tuy nhiên, mật độ xuất phát của các mô hình khác nhau, cho nên cường độ tỉa khác nhau đã không ảnh hưởng rõ rệt đến số cây để lại sau tỉa thưa (đối với các công thức khác nhau).

Từ khoá: Kỹ thuật tỉa thưa, rừng Thông đuôi ngựa thuần loài, rừng Thông đuôi ngựa xen Keo lá tràm.

MỞ ĐẦU

Trong khoảng 15.000ha rừng đã được trồng từ những năm 1996-2000 trong khuôn khổ hợp tác Tài chính Việt Đức (dự án KfW1) ở hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang, có hai phương thức trồng chủ yếu: (i) Rừng trồng Thông đuôi ngựa thuần loài (Pinus massosiana), chiếm một tỷ lệ khá lớn, được trồng ở vùng dự án với hai mật độ chủ yếu đó là: 1.600 và 2.000 cây/ha. Rừng đã khép tán, hiện tượng cạnh tranh giữa các cây trồng đã diễn ra mạnh mẽ gây nên sự phân hoá và làm ảnh hưởng sự sinh trưởng cũng như chất lượng gỗ của cây trồng. (ii) Rừng trồng hỗn giao Thông đuôi ngựa và Keo lá tràm: có diện tích ít hơn và được trồng theo tỷ lệ 1:3 (một hàng Keo lá tràm xen với 3 hàng Thông đuôi ngựa). Phần lớn những diện tích trồng theo mô hình này ở vùng dự án đã xảy ra hiện tượng cây Keo lá tràm lấn át làm cho cây Thông đuôi ngựa không phát triển bình thường được.

Cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]