Đặng Thịnh Triều, Nguyễn Toàn Thắng
Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Rừng Hồi (Illicium verum Hook.f.) tại 2 xã Tân Đoàn và Đại An, huyện Văn Quan, Lạng Sơn là hiện trường nghiên cứu để chọn cây trội nhằm phục vụ công tác cải thiện giống. Kết quả đã chọn được 40 cây trội có sản lượng quả tươi đạt trung bình 43,8kg/cây/vụ, các chỉ tiêu về hàm lượng tinh dầu đạt 9,7%, hàm lượng Anethol 94,7%, độ đông 16,7oC và độ chiết quang 1,56. Đây là nguồn giống quí để phục vụ công tác cải thiện giống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng Hồi trong vùng.
Từ khoá: Tuyển chọn cây trội, cây Hồi, Illicium verum Hook.f.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hồi (Illicium verum Hook.f.) là cây lâm sản ngoài gỗ có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Tinh dầu Hồi được dùng để chế biến một số dược phẩm như thuốc xoa bóp, nội tiết, tiêu hoá và chống nôn mửa, dầu Hồi cũng được dùng làm gia vị trong chế biến thực phẩm, đặc biệt dầu Hồi còn được dùng làm hương liệu để chế biến các đồ mỹ phẩm cao cấp (Hà Chu Chử, 1996).
Ở Việt Nam, Hồi phân bố hẹp ở một số tỉnh biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn và Quảng Ninh. Tuy nhiên, điều kiện lập địa thích hợp nhất để phát triển cây Hồi là ở một số huyện của Lạng Sơn như: Văn Quan, Văn Lãng, Cao Lộc. Đây cũng là vùng có nhiều rừng Hồi tập trung nhất (UBND tỉnh Lạng Sơn, 1996).
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nhân giống Xoan ta bằng phương pháp ghép cây mầm
- Sinh khối cây Keo lai (Hybrid Acacia) trồng tại phường Long Bình - quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh
- Kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ trên đất cát ven biển trong dự án 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2005
- Xác định cơ chế gây bệnh chết Thông mã vĩ của tổ hợp Nấm xanh (Ophiostoma sp) và một số loại mọt tại Vườn Quốc gia Tam Đảo
- Một số kết quả nghiên cứu về cây Lát Mexico trên thế giới