NguyễnĐức Thành, Vũ Đình Thịnh, Nguyễn Xuân Hiên
Phòng Nghiên cứu Chế biến lâm sản
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Gỗ Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh.) là một trong số loại gỗ rừng trồng được sử dụng phổ biến trong công trình xây dựng, giao thông, khai thác hầm mỏ, đồ mộc,… . Nhưng gỗ còn có nhược điểm chung là dễ cháy, nhất là ở độ ẩm thấp (độ ẩm sử dụng). Chính vì lý do đó mà việc phòng chống cháy cho gỗ và các vật liệu từ gỗ đã và đang được quan tâm đặc biệt. Trong phạm vi đề tài đã tiến hành xử lý chống cháy cho gỗ Bạch đàn trắng bằng dung dịch Na2SiO3ở các cấp nồng độ 10%, 15% , 20%, 25%đã làm tăng khả năng chậm cháy cho gỗ và đưa gỗ Bạch đàn trắng từ vật liệu dễ cháy thành vật liệu khó bắt lửa, có khả năng ngăn cản cháy phát sáng (cháy có ngọn lửa) và cháy lan tỏa.
Từ khóa: Chống cháy, Bạch đàn trắng, Natri silicat
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhu cầu phòng tránh các rủi ro và giảm số người chết do hỏa hoạn tạo ra triển vọng về thị trường các sản phẩm gỗ chậm cháy. Ưu điểm chủ yếu của các sản phẩm gỗ được xử lý chậm cháy là chúng có khả năng mở rộng phạm vi sử dụng. Các sản phẩm gỗ được xử lý chậm cháy có thể đáp ứng yêu cầu của nhóm B trong hệ thống phân loại các sản phẩm xây dựng của châu Âu, trong khi đó các sản phẩm gỗ không xử lí chậm cháy chỉ được xếp vào nhóm D. (Trần Tuấn Nghĩa (1994), Robert Jönsson, Ove Pettersson (1985)).Với mục đích xây dựng cơ sở cho việc thiết lập chế độ công nghệ xử lý chậm cháy cho gỗ Bạch đàn trắng, một loại gỗ rừng trồng phổ biến ở Việt Nam, chúng tôi đã bước đầu nghiên cứu “Xử lý chậm cháy cho gỗ Bạch đàntrắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh.) bằng dung dịch Natri silicat (Na2SiO3) làm nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc”. Trong phạm vi bài báo, chúng tôi tóm tắt một số kết quả nghiên cứu: xác định lượng thuốc thấm và tỷ lệ tổn thất khối lượng khi xử lý chậm cháy cho gỗ Bạch đàn trắng ở các cấp nồng độ hóa chất khác nhau.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nghiên cứu sử dụng gỗ tràm (Melaleuca cajuputi) làm nguyên liệu sản xuất ván MDF
- Một số kết quả nghiên cứu xây dựng vường giâm hom cây lâm nghiệp quy mô thôn bản tại Tây Nguyên
- Đánh giá vai trò của hộ gia đình trong phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn vùng hồ thủy điện Hòa Bình
- Nghiên cứu vai trò của giới trong quản lý và phục hồi rừng cộng đồng tại xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai ở Quảng Trị