Trần Hữu Biển
Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
Vũ Thị Lan
Trường Đại học Lâm nghiệp cơ sở 2
TÓM TẮT
Lò bo là cây gỗ lớn bản địa có giá trị trang trí nội thất, đồ dùng gia đình. Nghiên cứu tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ che sáng, thành phần ruột bầu giai đoạn vườn ươm loài này giúp cung cấp một số thông tin cơ bản cho đơn vị, hộ gia đình có kế hoạch cũng như phương pháp tạo cây giống hiệu quả, chất lượng phục vụ trồng rừng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: hạt giống cây Lò bo cần được gieo ươm ngay sau thu hái, nếu bảo quản ở nhiệt độ 50C sau 1 tháng tỷ lệ nảy mầm còn 50%. Xửlý hạt nảy mầm cần dùng nước ấm ở nhiệt độ 600C ngâm trong 1 giờ. Gieo ươm cây con, mức che bóng phù hợp là 25%, thành phần ruột bầu gồm đất, phân vi sinh Sông Gianh và xơ dừa được trộn theo tỷ lệ 5:1:4 giúp cây sinh trưởng tốt nhất.
Từ khóa: Lò bo, Nảy mầm, Che sáng, Ruột bầu, Vườn ươm
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lò bo là loài cây gỗ lớn bản địa có giá trị gỗ tốt, màu sắc vân thớ đẹp phù hợp đóng đồ trang trí nội thất, mọc rải rác trong rừng tự nhiên nước ta. Chúng phân bố rải rác từ Khánh Hòa trở vào phía Nam, tập trung tương đối nhiều ở Đồng Nai, gỗ cứng, thớ xoắn vặn hoa văn đẹp có giá trị đóng đồ mộc như bàn ghế, giường, tủ, … và trang trí nội thất. Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm giúp cung cấp thông tin cơ bản cho các đơn vị, cá nhân áp dụng tạo cây con để trồng rừng Lò bo.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Thể lệ viết và gửi bài đăng Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Đánh giá khả năng sử dụng hình số tự nhiên để xác định thể tích cho một số loài cây rừng tự nhiên khai thác chủ yếu ở vùng Tây Nguyên
- Nghiên cứu nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn ở các luân kỳ sau
- Thực trạng gây trồng một số loài cây lâm sản ngoài gỗ ở tỉnh Cao Bằng
- Một số đặc điểm quần thể và phân bố loài Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii H.Lec) ở Lâm Đồng