Đặng Trung Tấn, Võ Ngươn Thảo
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tóm Tắt
Thí nghiệm tỉa thưa rừng đước trồng ở 2 cấp tuổi 6 và 10 tại Lâm ngư trường Tam Giang I vàLâm ngư trường Tam Giang III. Thí nghiệm được thực hiện ngoài thức địa với 3 nghiệm thức tỉa theo mật độ 20%, 35%, 50% và 1 nghiệm thức đối chứng, việc tỉa thưa áp dụng phương pháp chặt tầng dưới. Sau 3 năm thực hiện tỉa thưa rừng trồng 6 tuổi, không có sự khác biệt về trữ lượng giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Kết quả này là do ở tuổi 7 và 8 tại 2 nghiệm thức tỉa 35% và 50% tỷ lệ tăng trưởng về trữ lượng lên đến 50% so với 22% và 35% của nghiệm thức đối chứng và tỉa 20%, đến tuổi 9 tỷ lệ tăng trưởng về trữ lượng ở 4 nghiệm thức tương đương nhau, việc tỉa thưa ở rừng trồng 6 tuổi với các cường độ tỉa 35% và 50% đã mang lại kết quả tốt thông qua việc tăng trưởng các chỉ tiêu về đường kính và chiều cao. Tại thí nghiệm tỉa thưa rừng trồng 10 tuổi, nghiệm thức tỉa 50% khác biệt với các nghiệm thức khác trong thời gian thử nghiệm, nghiệm thức tỉa 35% đã tương đồng về trữ lượng đối với các nghiệm thức khác từ tuổi 11 trở đi.
Từ khoá: Tỉa thưa rừng trồng, Rhizophora apiculata, nông – lâm – ngư kết hợp
Mở đầu
Trong những biện pháp kỹ thuật lâm sinh, tỉa thưa là một nội dung khá quan trọng đối với rừng trồng, bởi vì tỉa thưa không chỉ có tác dụng nhằm nâng cao sản lượng mà còn cải thiện được chất lượng rừng.
Đối với rừng Đước trồng ở Cà Mau, việc tỉa thưa, ngoài các tác dụng về mặt lâm sinh như đã nêu trên, nó còn tác động tích cực đến năng suất nuôi trồng thủy sản trong các mô hình lâm-ngư kết hợp, thể hiện qua các mặt:
– Tỉa thưa, trước tiên làm giảm số lượng cây, có nghĩa là làm giảm độ tàn che và tăng độ thông thoáng của rừng, do đó làm tăng khả năng chiếu sáng xuống nền rừng và hệ thống kênh mương nuôi trồng thủy sản.
– Tỉa thưa rừng đồng thời cũng có tác dụng làm giảm lượng vật rụng và theo đó là làm giảm sự ô nhiễm môi trường nước trong vuông nuôi tôm do sự tích lũy hữu cơ thấp hơn
Việc tỉa thưa rừng Đước nói chung đã được triển khai rộng khắp ở các khu rừng ngập mặn từ Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau đến Cần Giờ — Thành phố Hồ Chí Minh và chủ yếu dựa vào quy phạm kỹ thuật trồng và kinh doanh rừng Đước (QPN 07/84, 1984). Thực tế sản xuất của các đơn vị cho thấy việc tỉa thưa đã có hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện chất lượng rừng. Tuy nhiên, chưa có đơn vị nào cập nhật và công bố các số liệu tỉa thưa rừng. Về nghiên cứu tỉa thưa, cũng chỉ có thông tin tỉa thưa thực hiện ở rừng 8 tuổi với cường độ tỉa 50% tại Cần Giờ — TP. Hồ Chí Minh.
Do tầm quan trọng của công tác tỉa thưa rừng, nhất là đối với rừng Đước trong các ao nuôi tôm như đã nêu trên, việc thực hiện một đề tài về vấn đề này là rất cần thiết, nhằm thu được các dẫn liệu khoa học chính xác giúp cho việc hoạch định một chu kỳ tỉa thưa rừng đạt hiêu quả cao. Kết quả nghiên cứu này là một phần của đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng rừng Đước trồng phục vụ nông-lâm-ngư kết hợp tại Minh Hải”.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Tiêu chí xã hội trong quản lý rừng bền vững ở Tây Nguyên
- Đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ trên đất cát ven biển dự án 661
- Sáu loài tre quả thịt (Melocalamus) mới của Việt Nam
- Thị trường xuất khẩu đồ gỗ và nguyên liệu gỗ của Việt Nam
- KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ DÒNG KEO LAI LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ DÒNG KEO LAI CÓ TRIỂN VỌNG