Bùi Văn Ái, Nguyễn Thị Bích Ngọc
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
I. MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong các nước sản xuất, chế biến hạt điều với khối lượng lớn trên thế giới. Trong công nghiệp chế biến hạt điều, dầu vỏ hạt điều là sản phẩm phụ thu hồi trong quá trình sản xuất với tỷ lệ khoảng 10–15% trọng lượng hạt. Các thành phần hoá học chủ yếu của dầu vỏ hạt điều được xác định gồm axit anacacdic (82%), cacdol (13,8%), 2-metylcacdol (2,6%) và cacdanol (1,6%). Đây là các hợp chất phenol tự nhiên có gắn với mạch cacbuahydro không no. Trong quá trình chế biến hạt điều để tách nhân và vỏ hạt điều thường tiến hành ở nhiệt độ cao vì thế axit anacacdic bị khử mất CO2 và trở thành cacdanol, khi đó dầu vỏ hạt điều thu được có thành phầnchính là cacdanol [3][4]. Dầu vỏ hạt điều được đánh giá là nguyên liệu phù hợp cho nhiều lĩnh vực công nghiệp để tạo sơn, keo dán, cao su biến tính… . Do có tính phenol, nên vai trò tự nhiên của dầu vỏ hạt điều khi tồn tại trong hạt là bảo vệ nhân điều chống lại các sinh vật hại. Lợi dụng đặc tính này, đã có một số công trình nghiên cứu bước đầu đánh giá hiệu lực phòng chống côn trùng và nấm phá hoại lâm sản. Jan và Gazwal (1989) đã thử nghiệm hiệu lực phòng chống mối Odontotermes của dầu vỏ hạt điều và đã đạt kết quả khi lượng dầu vỏ hạt điều thấm vào mẫu gỗ đạt từ 25 kg/m3 trở lên có hiệu lực chống lại sự xâm hại của mối ở nămthử nghiệm thứ nhất [6]. Bùi Văn Ái ( 2002) đã khảo nghiệm hiệu lực của dầu vỏ hạt điều với cả nấm, côn trùng trong điều kiện phòng thí nghiệm và bãi thử tự nhiên cũng cho kết quả dầu vỏ hạt điều có hiệu lực ở mức độ nhất định và không có hiệu lực phòng chống nấm [1]. Để tăng cường hiệu lực đáp ứng yêu cầu làm hoạt chất tạo thuốc bảo quản lâm sản, dầu vỏ hạt điều đã được nghiên cứu theo hướng hoạt hoá bằng xục khí Clo. Hiệu lực phòng chống côn trùng gây hại lâm sản của dầu vỏ hạt điều sau hoạt hoá đã được nâng cao hơn hẳn so với dầu nguyên liệu ban đầu [2]. Nội dung bài báo sẽ giới thiệu kết quả nghiên cứu sử dụng dầu vỏ hạt điều sau hoạt hoá bằng khí Clo để tạo chế phẩm bảo quản lâm sản dạng dầu lỏng. Chế phẩm bảo quản từ dầu vỏ hạt điều đã được đánh giá đảm bảo an toàn cho người và môi trường. Kết quả nghiên cứu góp phần mở rộng chủng loại chế phẩm bảo quản lâm sản có nguồn gốc thực vật thân thiện với môi trường vào phục vụ sản xuất.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Lâm nghiệp miền Bắc, trang 539-547)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống thiết bị tự động điều khiển nhiệt độ và tốc độ khuấy dung dịch để sản xuất keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu cải tiến thiết bị bẫy đèn diệt côn trùng gây hại cây trồng nông lâm nghiệp có hiệu quả cao và sử dụng điện năng lượng mặt trời”
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Hoàn thiện công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ tách lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy và sử dụng để tạo keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất gỗ khối chất lượng cao từ một số loại gỗ rừng trồng phục vụ sản xuất đồ mộc nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ“.
Các tin khác
- Máy băm dăm tre làm bột giấy
- Xác định tính chất nguyên liệu gỗ rừng trồng phục vụ công nghiệp dăm, ghép thanh với Keo và Bạch đàn
- Nghiên cứu bảo quản một số tre gỗ rừng trồng sử dụng ngoài trời làm nọc tiêu, xây dựng cơ bản nguyên liệu sản xuất đồ mộc và ván nhân tạo
- Nghiên cứu hoàn chỉnh chế phẩm Metarrhizium và kỹ thuật sử dụng để diệt mối nhà (Coptotermes formosanus Shiraki) theo phương pháp lây nhiễm
- Nghiên cứu tỉ lệ hàm lượng tinh dầu có trong các thành phần (lá, nhánh, thân, vỏ, rễ) cây Trầm hương (Dó bầu) Aquilaria classna Pierre 20 năm tuổi trên vùng đảo Phú Quốc - Việt Nam