Phạm Quang Thu, Đào Ngọc Quang
Phòng Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Một số loài sâu bệnh chính hại thông bao gồm:
Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus): 2-3 năm bùng phát dịch một lần, gây hại hàng vạn hecsta. Mỗi năm có 3-5 thế hệ (tùy thuộc vào thời tiết).Sâu róm bốn túm lông (Dasychira axutha): 3-4 thế hệ mỗi năm, gây thiệt hại nhiều nhất từ tháng 8 đến tháng 11 ở rừng trồng 3-10 tuổi.
Sâu đục nõn thông: Rhyacionia cristata Wals and Dioryctria rubella Hamps: Ở một vài nơi, sâu róm thông được coi như là một trong những loài gây hại nghiêm trọng nhất đối với rừng trồng thông hai lá, gây thiệt hại hàng trăm hecta rừng mới trồng.
Các loài côn trùng cánh cứng: Ips calligraphus Germar, Ips sp., Dendroctonus sp.: Mọt truyền nấm xâm nhập vào cây chủ làm cho gỗ biến màu và gây chết cây.
Tuyến trùng Bursaphelenchus Fuchs: Sự phá hoại của tuyến trùng làm cho cây nhanh chóng héo úa vàng rồi làm cho lá đỏ và cây chết.Bệnh gỉ sắt thân thông: Cây bị u bướu, cành và ngọn chết ngược, thân cây xù xì.
Từ khóa: Thông, sâu bệnh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên rừng ngày càng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng do nhu cầu về lâm sản và đất canh tác của con người ngày càng cao, kéo theo hàng loạt các ảnh hưởng xấu về môi trường sinh thái. Theo Manraud trước năm 1945, tỷ lệ che phủ của rừng nước ta chiếm 43% tổng diện tích đất đai của cả nước nhưng theo số liệu thống kê năm 2000, tỷ lệ che phủ đó chỉ còn lại xấp xỉ 32%. Vì vậy, khôi phục và phát triển tài nguyên rừng là một yêu cầu quan trọng và cấp thiết, việc lựa chọn cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định tới sự thành công trong công tác này.
Tổng diện tích rừng trồng ở Việt Nam cho đến năm 2008 là 2.770.182ha; trong đó diện tích rừng trồng các loài thông chiếm khoảng 250.000ha (chủ yếu là Thông nhựa, Thông mã vĩ, Thông ba lá và Thông caribê). Thông là cây có giá trị kinh tế cao. Chi Pinus bao gồm một số loài thông chính như Thông mã vĩPinus massonianaLambert,Thông nhựa Pinus merkusiiJungh et.de Vries, Thông 3 lá Pinus kesyaRoyle ex Gordon… Ngoài các sản phẩm của thông như gỗ, nhựa, nguyên liệu giấy, cây thông còn được sử dụng trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc và tạo cảnh quan môi trường… chính vì vậy diện tích rừng thông ngày càng được mở rộng và là một trong những cây trồng chính của ngành lâm nghiệp.
Tuy nhiên việc gây trồng và phát triển cây thông cũng gặp nhiều trở ngại, một trong số đó là vấn đề sâu bệnh hại, nguy cơ về sâu bệnh hại thông không chỉ xảy ra tại rừng trồng mà còn xuất hiện tại cả vườn ươm. Riêng về sâu hại đã điều tra được 45 loài bao gồm các loài sâu ăn lá, sâu đục thân, sâu đục nõn…
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 308-320)
Tin mới nhất
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
Các tin khác
- Kết quả nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh et. de Vriese)
- Đánh giá chất lượng rừng Đước (Rhizophora piculata) trồng thuần loại, đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và cơ chế quản lý nhằm phát triển bền vững rừng phòng hộ Cần Giờ
- Kết quả nghiên cứu gây trồng cây Cọc rào (Jatropha curcas) làm nguyên liệu sản xuất dầu diesel sinh học tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng Xà cừ lá nhỏ (Swietenia microphylla) cho năng suất cao nhằm cung cấp gỗ lớn trong vùng Đông Nam bộ
- Kết quả nghiên cứu gây trồng Thục quỳ, Chiêu liêu nước và Thúi ở vùng Đông Nam bộ