Trần Hữu Biển, Phan Văn Huống
Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
TÓM TẮT
Lò bo, Xoan mộc, Dầu cát là những loài cây gỗ lớn bản địa có giá trị kinh tế trong sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái Lò bo, Xoan mộc, Dầu cát cho thấy phân bố lâm phần n-D của chúng theo quy luật phân bố giảm, chứng tỏ rừng đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển tốt; loài Xoan mộc, Dầu cát nằm ở nhóm loài cây xuất hiện trong công thức tổ thành, đây chính là những loài đóng góp vào nhóm loài cây ưu thế của khu vực nghiên cứu. Kết quả đánh giá rừng trồng cho thấy khả năng sinh trưởng kém và tỷ lệ sống thấp của cây bản địa khi chúng bị tách ra khỏi trạng thái tự nhiên (Xoan mộc: sâu đục ngọn; Dầu cát, Lò bo: cành nhánh nhiều, thân cây không rõ ràng).Từ khóa: Đặc điểm sinh thái, Lò bo, Xoan mộc, Dầu cát
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lò bo, Xoan mộc, Dầu cát là ba loài cây gỗ lớn bản địa có giá trị gỗ tốt, màu sắc vân thớ đẹp phù hợp đóng đồ trang trí nội thất, mọc rải rác trong rừng tự nhiên nước ta. Đối với loài Xoan mộc, khả năng phân bố tự nhiên tương đối rộng tại Tây Nguyên và một số tỉnh phía Bắc (Ninh Bình, Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang, Yên Bái), gỗ có màu hồng nhạt làm ốp trần nhà. Lò bo phân bố rải rác từ Khánh Hòa trở vào phía Nam, tập trung tương đối nhiều ở Đồng Nai, gỗ cứng, thớ xoắn vặn hoa văn đẹp có giá trị đóng đồ mộc như bàn ghế, giường, tủ, … Dầu cát phân bố tại vùng ven biển Nam Trung Bộ: Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu; ngoài ra loài này còn xuất hiện tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang, đây là loài cây đặc trưng cho vùng cát ven biển, nhựa loài này thường được làm keo trét tàu thuyền, ngoài ra gỗ còn dùng đóng đồ mộc, copha trong xây dựng. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái Lò bo, Xoan mộc, Dầu cát giúp cung cấp thông tin cơ bản cho các nhà lâm nghiệp định hướng và phát triển chúng trong tương lai.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Sinh trưởng của một số loài cây lá rộng bản địa trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ và Thông nhựa tại Đại Lải - Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu xác định khả năng nhân giống Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis Dc.) bằng phương pháp giâm hom
- Đăng bài và đặt mua Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Nghiên cứu khảo nghiệm xuất xứ loài Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam
- Đánh giá khảo nghiệm xuất xứ và nhân giống hom Tràm năm gân (Melaleuca quinquenervia) tại Ba Vì – Hà Nội