Võ Đại Hải
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) là loài cây gỗ lớn, phân bố rộng và đa tác dụng, đặc biệt Vối thuốc có khả năng tái sinh tự nhiên chồi và hạt rất mạnh. Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực rừng tự nhiên có Vối thuốc tái sinh trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc giang. Kết quả nghiên cứu cho thấysau thời gian khoanh nuôi 6 năm và 12 năm thì đều có sự chuyển đổi trạng thái từ Ic lên trạng thái IIa, số lượng loài xuất hiện cũng có sự gia tăng từ 8 – 10 loài (trước khoanh nuôi) lên 10 – 12 loài (sau khoanh nuôi), độ tàn che tăng từ 0,68 lên 0,82, mật độ Vối thuốc tái sinh tăng 16,32% sau 6 năm khoanh nuôi,… Đối với trạng thái IIb sau khoanh nuôi 10 năm số lượng loài cũng tăng từ 8 – 10 loài (trước khoanh nuôi) lên 10 – 13 loài (sau khoanh nuôi) trong đó Vối thuốc tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong công thức tổ thành của rừng, mật độ Vối thuốc tái sinh tăng trung bình khoảng 600 cây/ha, độ tàn che của rừng tăng từ 0,65 lên 0,8,… Để thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng có Vối thuốc tái sinh, tùy vào từng điều kiện cụ thể của địa phương mà có thể thực hiện biện pháp khoanh đóng hoặc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bên cạnh đó cần làm tốt công tác giao khoán bảo vệ rừng tại địa phương.
Từ khóa: Vối thuốc, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, Lục Ngạn – Bắc Giang, Trạng thái Ic, IIb.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vối thuốc là loài cây bản địa, phân bố rộng, đa tác dụng. Gỗ Vối thuốc nặng và bền chắc, không cong vênh mối mọt, lõi và giác đều có màu nâu rất đẹp được dùng làm cột nhà, đồ gia dụng; vỏ, lá và rễ cây được dùng làm thuốc chữa bệnh và sản xuất các chế phẩm công nghiệp. Hiện nay, việc trồng rừng Vối thuốc đang được quan tâm. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy kỹ thuật trồng Vối thuốc khá phức tạp do mấy năm đầu phải điều chỉnh độ che bóng phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây, tỷ lệ sống rừng trồng Vối thuốc không cao, trung bình chỉ đạt khoảng 60%, sinh trưởng những năm đầu rất chậm. Trong hơn 10 năm qua, ở Lục Ngạn – Bắc Giang và một số địa phương khác đã thực hiện biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh (KNXTTS) tự nhiên rừng Vối thuốc khá thành công. Đây là một biện pháp phục hồi rừng đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả kinh tế và môi trường cao nên rất cần được đánh giá, tổng kết kinh nghiệm để phát triển mở rộng.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 232-240)
Tin mới nhất
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
Các tin khác
- Khả năng sinh trưởng của keo lai và bạch đàn Uro trên đất thoái hóa ở Pleiku
- Kết quả điều tra tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng trồng Dầu rái và Sao đen tại Đông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng: Dà vôi (Ceriop tagal C.B Robinson-1908), Vẹt tách (Bruguiera parviflora with and Arnold ex Griffith-1936), Su Mekong (Xylocarpus Mekongen
- Đánh giá kết quả tác động tạo trầm và thị trường tiêu thụ tinh dầu Trầm hương ở Việt Nam hiện nay
- Thực trạng phát triển cây Dó trầm ở nước ta hiện nay