Võ Đại Hải, Đặng Thịnh Triều
Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Định giá rừng là một mục tiêu quan trọng mà ngành lâm nghiệp hiện nay đang hướng tới, trong đó bao gồm cả định giá khả năng hấp thụ carbon của rừng nhằm xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đây là vấn đề đã và đang được Việt Nam và thế giới rất quan tâm trong những năm gần đây. Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam” do Bộ NN&PTNT quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy: lượng carbon hấp thụ được của cây cá thể Thông nhựa tập trung chủ yếu ở phần thân cây, dao động từ 25,7 – 69,3%; khả năng hấp thụ carbon trung bình của cây bụi thảm tươi dưới tán rừng Thông nhựa khoảng 1,7 tấn/ha; 59,3% lượng carbon tích lũy trong vật rơi rụng dưới tán rừng Thông nhựa tập trung ở lá rơi rụng, lượng carbon cố định trong đất rừng Thông nhựa dao động từ 26,5 – 58,52 tấn/ha. Trong lâm phần Thông nhựa thì 55% lượng carbon hấp thụ được tập trung ở tầng cây gỗ. Đề tài cũng đã xây dựng được bảng tra khả năng hấp thụ carbon của Thông nhựa cho các cấp đất theo G và Hvn, bảng tra khả năng hấp thụ carbon của lâm phần Thông nhựa theo tuổi và mật độ riêng cho từng cấp đất với độ chính xác dao động từ 6,12 – 10,33%. Với kết quả nghiên cứu này, hoàn toàn có thể áp dụng trong việc xác định nhanh khả năng hấp thụ carbon của rừng khi biết được một số nhân tố điều tra cơ bản trong lâm phần.
Từ khóa: Thông nhựa, hấp thụ carbon, cây cá thể, rừng trồng, cấp đất
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự gia tăng CO2 trong khí quyển được coi là một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra hậu quả ngày càng nghiêm trọng như mực nước biển dâng cao,hạn hán, lũ lụt,… Công ước Khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khía hậu, Nghị định thư Kyoto, REDD là những chương trình hành động thể hiện sự liên kết, hợp tác của cả thế giới trong vấn đề chống và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Trồng và phát triển rừng được xem là biện pháp rẻ tiền và có hiệu quả lâu dài và hiện đang được thế giới quan tâm, bên cạnh đó nó cũng mở ra cho các nước đang phát triển một cơ hội mới để xóa đói, giảm nghèo, cơ hội về tham gia thị trường thương mại carbon thông qua việc bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, vấn đề xác định khả năng hấp thụ carbon của rừng để làm cơ sở định giá rừng nói chung và định lượng giá trị môi trường của rừng nói riêng là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài: “Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam” do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện từ 2006-2008.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 294-307)
Tin mới nhất
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
Các tin khác
- Đánh giá chất lượng rừng Đước (Rhizophora piculata) trồng thuần loại, đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và cơ chế quản lý nhằm phát triển bền vững rừng phòng hộ Cần Giờ
- Kết quả nghiên cứu gây trồng cây Cọc rào (Jatropha curcas) làm nguyên liệu sản xuất dầu diesel sinh học tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng Xà cừ lá nhỏ (Swietenia microphylla) cho năng suất cao nhằm cung cấp gỗ lớn trong vùng Đông Nam bộ
- Kết quả nghiên cứu gây trồng Thục quỳ, Chiêu liêu nước và Thúi ở vùng Đông Nam bộ
- Cây Tếch ở Việt Nam, thực trạng và triển vọng trong nghiên cứu và sản xuất lâm nghiệp