Kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ trên đất cát ven biển trong dự án 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2005

Hoàng Liên Sơn

Phòng Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 7 năm thực hiện dự án 661, 4 tỉnh đã trồng được 10.684,7ha rừng phòng hộ trên đất cát ven biển. Trong đó, vùng đất cát nắng nóng chịu ảnh hưởng gió lào (Quảng Bình và Quảng Trị) trồng được 3.178,5ha và vùng đất cát nắng nóng khô hạn (Ninh Thuận và Bình Thuận) trồng được 7.506,2ha với 2 nhóm loài cây: (1) Nhóm cây chủ lực: Phi lao, Keo lá tràm và Xoan chịu hạn; (2) Nhóm cây triển vọng: Keo lá liềm và Keo chịu hạn. Những phát hiện từ nghiên cứu cho thấy việc phối hợp trồng hỗn giao các loài này trên đất cát ven biển cần xem xét cẩn trọng tốc độ sinh trưởng của mỗi loài. Những mô hình trồng rừng hỗn loài Phi lao và Keo lá tràm hoặc trồng bổ xung thêm Phi lao vào rừng Phi lao cũ không thành công được xem như bài học cần tránh cho các dự án trồng rừng phòng hộ ven biển trên đất cát trong giai đoạn tiếp theo.

Từ khoá: Đánh giá, rừng trồng phòng hộ, đất cát

ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, có địa hình trải dài từ 8035 đến 23024 vĩ tuyến Bắc, có bờ biển dài hơn 3000km nên hàng năm phải gánh chịu hàng chục cơn bão nhiệt đới gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Dải đất chạy dọc ven biển được hình thành qua hàng triệu năm cùng với sự vận động của địa chất và sóng biển đã tạo thành những vùng đất cát rộng lớn thường xuyên gây ra nạn cát bay, cát nhảy, cát lấp,… ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư sống trong các khu vực này.

Cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]