Kết quả nghiên cứu cải tiến thiết bị và hoàn thiện công nghệ cơ giới làm đất trồng rừng cho vùng đồi thấp miền Bắc Việt Nam

Đoàn Văn Thu

Viện KH Lâm nghiệp Việt Nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Làm đất trồng rừng là khâu công việc nặng nhọc, tốn nhiều năng lượng, chi phí lớn và bằng lao động thủ công khó có thể đảm bảo các yêu cầu chất lượng. Việc sử dụng máy móc thiết bị cơ giới hóa khâu làm đất có tác dụng làm thay đổi cơ lý tính của đất có lợi cho cây trồng, tăng tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của rừng trồng (Đoàn Văn Thu, 1996). Đặc biệt đối với rừng trồng thâm canh các loài cây mọc nhanh (Bạch đàn, Keo), áp dụng cơ giới trong khâu làm đất không những nâng cao năng suất, chất lượng rừng, mà còn góp phần cải tạo và duy trì khả năng sản xuất bền vững đất lâm nghiệp.

Tuy nhiên, đối với vùng núi phía Bắc do địa hình chia cắt phân tán phức tạp, độ dốc cao, trắc diện mặt đồi không bằng phẳng, tính chất đất đai không đồng nhất… việc cơ giới hoá trong canh tác lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, thiết bị và kỹ thuật cơ giới trồng rừng được nghiên cứu áp dụng cho sản xuất còn nhiều hạn chế, chất lượng làm đất còn thấp, chi phí năng lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Những khó khăn và hạn chế này cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỉ lệ cơ giới hoá sản xuất lâm nghiệp nói chung và canh tác lâm nghiệp nói riêng ở vùng núi phía Bắc còn rất thấp.

Để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng và góp phần duy trì khả năng sản xuất bền vững đất lâm nghiệp, việc nghiên cứu cải tiến thiết bị và hoàn thiện công nghệ cơ giới làm đất trồng rừng ở vùng đồi thấp miền Bắc Việt Nam là cần thiết.(Kỷ yếu Hội nghị khoa học công nghệ Lâm nghiệp miền Bắc, trang 641 -649)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]