Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trương Quang Chinh
Nguyễn Duy Vượng, Nguyễn Thị Hằng, Lê Bạch Đằng
Phòng Nghiên cứu Bảo quản Lâm sản
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực vật là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá có khả năng tái tạo, phục vụ cuộc sống của con người. Với nguồn tài nguyên thực vật phong phú, người dân Việt Nam trong quá trình phát triển không những sử dụng làm lương thực, thực phẩm mà còn là nguồn cung cấp thuốc chữa bệnh và thuốc khống chế những tác nhân gây hại từ thiên nhiên đe doạ cuộc sống con người. Trong kho tàng kiến thức tích luỹ được, có rất nhiều loài cây cung cấp những hoạt chất có khả năng sử dụng làm thuốc sát trùng, dùng để cất giữ nông sản sau thu hoạch hoặc đun lấy nước tắm cho gia súc…
Trong thế kỷ XX, các loại thuốc bảo vệ thực vật nói chung và thuốc bảo quản lâm sản nói riêng phần lớn có nguồn gốc hoá học, có hiệu lực phòng trừ sinh vật hại rất tốt nhưng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người và hệ động thực vật. Trong tiêu chí an toàn với môi trường của xu thế phát triển chung, những nghiên cứu mới về thuốc bảo quản lâm sản được tiến hành theo định hướng sử dụng, phát huy nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên, đặc biệt là nguồn thực vật để tạo ra các chế phẩm có hiệu lực tốt chống lại sinh vật gây hại và ít độc hại đối với con người và môi trường sống.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, căn cứ vào nguồn nguyên liệu thực vật sẵn có của Việt Nam đã được sử dụng để phòng trừ sinh vật hại trong nông nghiệp, Phòng Nghiên cứu Bảo quản Lâm sản – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã bước đầu đánh giá hiệu lực phòng chống côn trùng gây hại lâm sản của một số thuốc có nguồn gốc từ thực vật với mục tiêu cung cấp cơ sở khoa học để mở rộng khả năng sử dụng các hoạt chất sinh học làm thuốc bảo quản lâm sản.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp phía Bắc, trang 569-575)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống thiết bị tự động điều khiển nhiệt độ và tốc độ khuấy dung dịch để sản xuất keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu cải tiến thiết bị bẫy đèn diệt côn trùng gây hại cây trồng nông lâm nghiệp có hiệu quả cao và sử dụng điện năng lượng mặt trời”
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Hoàn thiện công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ tách lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy và sử dụng để tạo keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất gỗ khối chất lượng cao từ một số loại gỗ rừng trồng phục vụ sản xuất đồ mộc nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ“.
Các tin khác
- Kết quả bước đầu nghiên cứu bảo quản nứa làm hàng thủ công mỹ nghệ
- Kỹ thuật bảo quản một số loại keo gỗ keo, bạch đàn dùng trong xây dựng cơ bản và cột cọc ngoài trời
- Nghiên cứu tính toán thiết kế thiết bị nhổ gốc cây rừng trồng sau khai thác
- Kết quả nghiên cứu cải tiến thiết bị và hoàn thiện công nghệ cơ giới làm đất trồng rừng cho vùng đồi thấp miền Bắc Việt Nam
- Nhà giâm hom cây giống lâm nghiệp cải tiến cho vùng khí hậu gió mua Đông Bắc và gió Lào